Xây dựng thương hiệu cá nhân thực chất là xây dựng niềm tin giữa các mối quan hệ
5 cách nắm trọn niềm tin từ độc giả và khách hàng
Trong podcast về Thương hiệu cá nhân, chị Linh Phan có chia sẻ thế này: "Uy tín là chuyên môn của họ có đang tốt hay không, họ đang có giúp đúng người không và những network mà họ đang xây dựng liệu có đang chất lượng không."
Đúng là như thế. Trong một vài chương trình, mình đã chia sẻ, xây dựng thương hiệu cá nhân thực chất là xây dựng niềm tin giữa các mối quan hệ, giữa bạn với độc giả và bạn với khách hàng. Khách hàng xuống tiền và ký hợp tác với bạn vì họ tin tưởng bạn, nhìn thấy được năng lực của bạn, chứ không phải bạn đang nổi tiếng “lềnh phềnh” trên mạng xã hội.
Một nghiên cứu quan trọng - Inside the Buyer's Brain, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hầu hết người mua ra quyết định mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thường dựa việc đánh giá kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn liên quan tới team/doanh nghiệp đó. Nếu bạn đang là doanh nghiệp tự do, bạn đang kinh doanh dịch vụ, sản phẩm dựa trên chuyên môn thì bạn không ngoại lệ. Điều này cho thấy rằng nếu người mua “biết” hoặc “quen” bạn là chuyên gia trong lĩnh vực dịch vụ của bạn, họ có nhiều khả năng mua hàng của bạn hơn.
Giống như bất kỳ mối quan hệ cá nhân nào, bạn có lẽ sẽ dễ tin tưởng người mình quen nhiều hơn so với người lạ. Về lâu dài, việc có những mối liên hệ thân thiết và đáng tin cậy sẽ mang lại lợi thế cho bạn, đặc biệt khi các chiến thuật tiếp thị khác không hiệu quả.
Trong khuôn khổ bản tin này, mình muốn cùng bạn bàn về việc làm sao để độc giả thấy “biết” và “quen” mình hơn hay nói cách khác là xây dựng các mối quan hệ thân thiết với độc giả và biến họ thành khách hàng của mình. Đồng thời, chúng cũng giúp bạn duy trì các mối quan hệ phục vụ kinh doanh chuyên môn của mình.
Dưới đây là 5 chìa khóa mà Visible you gợi ý cho bạn:
1. Thường xuyên liên hệ với những người liên hệ quan trọng
Năng lượng của chúng ta có hạn, vì vậy không thể dải đều cho tất cả mọi người. Điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi và thậm chí sợ các hoạt động gặp gỡ hoặc trao đổi. Việc liệt kê ra các mối quan hệ ưu tiên là điều cần thiết, sau đó sắp xếp thời gian tương ứng để chăm sóc chúng.
Các cách tôi thường làm đó là xác định đâu là sản phẩm dịch vụ mang lại doanh thu lớn và có tỷ lệ chuyển đổi sang các chương trình khác lớn hơn. Đây là sản phẩm dịch vụ giá cao và khách hàng cần chăm sóc đặc biệt. Không thể phủ nhận, trong góc độ kinh doanh, chúng ta cần ưu tiên các đầu mối có tiềm năng giúp chúng ta bán được nhiều sản phẩm hơn.
Ngoài ra, tôi sẽ có thêm một danh sách khách hàng “khó tính” nhưng cần được chăm sóc tỉ mỉ. Việc giao tiếp với các mối quan hệ gần gũi là điều không khó. Nhưng việc trao đổi với các vị khách hàng khó tính là điều không dễ cho dù họ là những khách hàng VIP. Vì thế, tôi sẽ chọn ra một khoảng thời gian cố định để liên lạc, hoặc trao đổi với họ. Việc chuẩn bị tâm thế, năng lượng và tinh thần giúp tôi vận hành cuộc gặp mượt mà và vui vẻ hơn. Tất nhiên, hiệu quả kinh doanh cũng như mối quan hệ được thắt chặt hơn.
Với danh sách khách hàng thường xuyên, tôi thường cố gắng lưu tâm để chúc mừng họ những ngày lễ kỷ niệm lớn hoặc chúc mừng họ khi họ có các sự kiện cá nhân quan trọng như: thăng chức, ra mắt kênh, sinh con, v.v… kèm theo dịch vụ hoặc ưu đãi cụ thể, thiết thực với họ nếu có.
Việc chủ động tiếp cận họ thực sự giúp tôi nâng cao trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu và gắn kết mối quan hệ cá nhân, sau đó là tiền đề để phát triển kinh doanh. Hãy cố gắng thực hiện thường xuyên, đừng để quá lâu không liên lạc, họ sẽ xa cách và rời bỏ bạn.
Cuối cùng, đừng bỏ qua sức mạnh của trang mạng xã hội bạn đang sở hữu. Khi được thực hiện đúng cách, chiến lược rõ ràng và nhất quán thì đó là một cách nhanh chóng và hiệu quả để thiết lập mối quan hệ mới và giữ liên lạc một cách bền chặt. Hãy cố gắng tương tác với nội dung mà bạn bè, đối tác của bạn tạo ra hoặc chia sẻ. Đó là một cách tuyệt vời để xây dựng thiện chí và thiết lập mối quan hệ chuyên nghiệp.
2. Đề nghị trợ giúp trước khi bạn yêu cầu trợ giúp
Xây dựng mối quan hệ kinh doanh không có nghĩa là chỉ đợi khi nào bạn cần hỗ trợ hoặc khi bạn “nhờ bán thứ gì đó”. Đừng để các mối quan hệ bị lãng quên và khi ngoi lên là “tấm thiệp mời cưới” hoặc link landing page cho sản phẩm dịch vụ mới. Điều đó sẽ khiến đối phương nghi ngờ về sự chân thành của bạn.
Nếu lần duy nhất bạn liên hệ với khách hàng cũ là khi bạn có dịch vụ mới thì cử chỉ của bạn sẽ không có vẻ chân thực. Tương tự, nếu bạn chỉ gọi cho nhà cung cấp khi đang tìm kiếm một giao dịch tốt thì đừng mong có được một giao dịch tốt.
Bạn có thể dành thời gian giúp đỡ ai trong những mối quan hệ cùng lĩnh vực của mình?
Bạn có thể đưa ra giá trị gì cho họ?
Thời gian bạn dành cho họ là bao nhiêu phút, tiếng/tuần?
3. Yêu cầu phản hồi từ đối phương
Giao tiếp cởi mở, thẳng thắn là một thành phần cơ bản của bất kỳ mối quan hệ nào. Thay vì đợi họ đưa ra ý kiến hoặc mặc định khách hàng đều hài lòng về dịch vụ của mình.
Bạn hãy chủ động hỏi những người xung quanh của mình xem họ cảm thấy thế nào. Nó không chỉ giúp bạn thúc đẩy cuộc trò chuyện, sự gắn kết hai chiều mà còn có thể khám phá những điều cần cải thiện.
Một số cách thức tiến hành khảo sát sự hài lòng của khách hàng để thông qua form. Nhưng cách tốt nhất là bạn nên nhấc điện thoại và nói chuyện với họ. Giọng nói, cử chỉ, thái độ đều dễ dàng phản ánh tốt sự quan tâm chân thành, tận tình và sự lắng nghe thực tâm của bạn. Đồng thời, chúng mang lại cảm giác họ là khách hàng VIP, được chăm sóc đặc biệt. Hãy thử tưởng tượng, nếu đó là bạn, chắc bạn cũng rất hài lòng.
Một người bạn cùng lớp của tôi từng kể cho tôi nghe một câu chuyện. Họ yêu cầu phản hồi và kết thúc dự án, và khách hàng trả lời “dự án tổng thể rất tuyệt, nhưng điều tôi đang tìm kiếm bây giờ là dịch vụ “Y”. Tôi ước gì team của bạn làm được điều đó!”. Hóa ra, họ ĐÃ cung cấp dịch vụ đó, chỉ là khách hàng không biết. Một tình huống xảy ra thường xuyên xảy ra trong giới kinh doanh dịch vụ chuyên môn này. Vì vậy, việc chủ động yêu cầu phản hồi có thể giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tránh những tình huống như thế này.
4. Tìm cách kết nối với những người liên hệ ở vòng ngoài của bạn
Đừng chỉ dừng lại các mối quan hệ sẵn có, hãy bước ra ngoài và mở rộng mạng lưới của mình. Hoặc nếu bạn chưa thử thì các kênh nội dung giúp bạn xây dựng mối quan hệ ở quy mô vĩ mô như: bản tin, blog/email marketing cũng là các công cụ tuyệt vời.
Nhiệm vụ của bạn sẽ là lập một trang website, bản tin và chia sẻ nội dung ở đó. Quảng bá về nó bất cứ khi nào có cơ hội. Bạn có thể gợi ý họ đăng ký email để theo dõi blog post hoặc bản tin của mình để họ dễ dàng nhận thông tin thông báo, tin tức mới hoặc ưu đãi độc quyền bên cạnh các cuộc trao đổi riêng tư. Đặc biệt, nếu bạn nhắm tới việc phục vụ bán sản phẩm dịch vụ, mở rộng quy mô thì việc càng có nhiều thông tin email thì càng tốt cho bạn khi thực hiện các chiến dịch có liên quan.
Tiếp thị qua email/bản tin cũng là một cách mạnh mẽ để xây dựng niềm tin và mối quan hệ. Nếu bạn là độc giả thường xuyên của Visible You thì tôi tin rằng, bạn đâu đó biết rõ về chuyên môn của tôi và thậm chí hiểu rõ về tôi là người như thế nào.
Nhưng lưu ý, nếu làm sai rất dễ gây phản tác dụng. Đừng làm phiền khách hàng, độc giả của mình bằng các email không có giá trị, mục tiêu rõ ràng hoặc liên tiếp quảng bá, cố muốn bán thứ gì đó cho độc giả. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc gửi nội dung mang tính giáo dục, tính thông tin, phương thức giải quyết mà phù hợp và thiết thực với khán giả của bạn.
Nếu bạn đang dùng bản tin như mình để kết nối với các độc giả thì đây là một vài lưu ý cho bạn:
Đảm bảo giao diện email/bản tin phản ánh thương hiệu của bạn ở về cả mặt nội dung và hình ảnh
Đảm bảo mẫu email của bạn thân thiện với thiết bị di động.
Hãy nhớ quy tắc 80/20. Cho dù bạn gửi bao nhiêu hay ít email, phần còn lại trong số đó (80%) phải mang tính giáo dục, hỗ trợ thông tin, trong khi phần còn lại (20%) có thể là những lời đề nghị phù hợp.
Đảm bảo rằng người đọc có cảm giác rằng họ hoàn toàn tự do trong việc nhấn hủy đăng ký.
Hãy xem xét dòng tiêu đề một cách cẩn thận. Để khuyến khích tỷ lệ mở cao, đừng vượt 40 ký tự và phải thật rõ ràng. Dòng chủ đề không phải là nơi để tỏ ra thông minh hoặc để người đọc thỏa mãn trí tưởng tượng quá nhiều. Chỉ cần nói nội dung email/bản tin là gì.
5. Hãy tạo giá trị, đừng chỉ bán hàng
Nếu việc xây dựng mối quan hệ đòi hỏi sự tin cậy và tín nhiệm thì việc bạn nói về một chủ đề nào đó với khán giả của bạn - trái ngược với việc kể và bán và nói về bạn. Đừng bị lạm vào việc nói tôi là ai, thay vào đó hãy nói về thứ mà độc giả quan tâm là một trong những cách mạnh mẽ để xây dựng các mối quan hệ chuyên nghiệp.
Cách hiệu quả nhất để thu hút, thay đổi, thuyết phục khán giả là tạo ra một luồng tư tưởng, nội dung nhất quán. Bất kể bạn đang xuất hiện ở đâu, trên blog, bản tin của mình, trong các ấn phẩm khác, trên phương tiện truyền thông xã hội hay ở nơi nào khác, hãy đảm bảo đó là về cùng một chủ đề và đó là thứ phù hợp với độc giả.
Mức độ hiển thị và chuyên môn này làm tăng sự tin cậy và uy tín của bạn. Hãy thử tưởng tượng lý do khiến các sản phẩm có nhãn mác bán thường chạy hơn các sản phẩm không nhãn. Mọi người tin tưởng những gì họ biết.
Với các chuyên gia, độ sâu của nội dung cần thiết để xây dựng sự uy tín của bạn với tư cách là một chuyên gia. Đây cũng là tiền đề để họ nhấp chuột nhấn theo dõi, muốn thiết lập quan hệ với bạn và trở thành khách hàng của bạn trong tương lai.
Xây dựng mối quan hệ kinh doanh là một con đường hai chiều. Mọi người thường lầm tưởng rằng mối quan hệ trong môi trường kinh doanh chỉ đều mang tính chất giao dịch. Nhưng với mình, chúng giống như các mối quan hệ bình thường khác, dù là bạn với độc giả, hay bạn với khách hàng thì một mối quan hệ bền chặt được xây dựng theo thời gian khi hai bên hiểu biết, tin tưởng và giúp đỡ lẫn nhau. Và đó là mối quan hệ luôn tạo ra giá trị tích cực.
Nhưng không có hai mối quan hệ nào giống nhau. Đó là lý do tại sao trong môi trường xây dựng thương hiệu, bạn cần sử dụng các loại công cụ khác nhau để duy trì và mở rộng các mối quan hệ. Các nền tảng mạng xã hội rất phù hợp để tương tác qua lại, cả từ bạn tới độc giả và ngược lại. Và về phía bạn, các bản tin và công cụ tiếp thị qua email có thể giúp bạn tăng cường sự uy tín, gắn chặt mối quan hệ và và tự động hóa một số công đoạn.
Nếu bạn quan tâm cách chia sẻ nội dung chất lượng, tạo mối liên hệ sâu sắc với độc giả thì mình tin chương trình “Real You” (khai giảng vào tuần tới) là hoàn toàn phù hợp với bạn. Bạn đang còn lăn tăn hoặc muốn hỗ trợ, hãy book một buổi với mình:
Và giờ thì mình hy vọng bài viết này đã khơi dậy một số ý tưởng mới để bạn thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mới và bền chặt hơn!