Website nào phù hợp với thương hiệu cá nhân của bạn?
Đừng lãng phí tiền làm website nếu bạn chưa hiểu hết những điều này!
"Mina ơi, chị thấy ai cũng có website. Từ các chuyên gia trong ngành cho đến đối thủ cạnh tranh đều có website riêng. Chị cũng muốn làm một cái nhưng không biết bắt đầu từ đâu và liệu có thực sự cần thiết không?"
Đây là câu hỏi mà mình thường xuyên nhận được trong suốt thời gian làm việc với các chuyên gia, coach và solopreneur. Nhiều người nhận thấy sự cần thiết của website, nhưng lại lúng túng không biết nên bắt đầu từ đâu. Họ không chắc liệu mình có thực sự cần một website, và nếu cần thì nên xây dựng như thế nào cho phù hợp.
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với bạn những hiểu biết sâu sắc về vai trò của website trong xây dựng thương hiệu cá nhân, cách lựa chọn loại website phù hợp với chiến lược của bạn, và hướng dẫn cụ thể để bắt đầu xây dựng website của riêng mình.
1. Website rốt cục là để làm gì?
Trong thời đại số, website không còn đơn thuần là một "tấm danh thiếp điện tử" hay một điểm đến online đơn giản. Nó đã trở thành nền tảng số quan trọng nhất trong chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân. Hãy thử nhìn lại với case study của hai founders Visibe You:
Mina: đồng sáng lập Visible You. Mình đã xây dựng visibleyou.vn không chỉ như một website portfolio thông thường. Mình biến nó thành một nền tảng thể hiện chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu. Website của mình không chỉ trưng bày các sản phẩm - khóa học đã và đang thực hiện mà còn thể hiện rõ tư duy chiến lược và cách tiếp cận độc đáo trong từng case study, thông tin ở mỗi bản tin. Điều này đã giúp mình thu hút được nhiều khách hàng tin tưởng mua những khóa học, chương trình lớn.
Một ví dụ khác là Linh Phan, cũng là đồng sáng lập Visible You với trang soloexpert.vn. Thay vì chỉ tạo một website giới thiệu dịch vụ đơn thuần, chị đã xây dựng một hub kiến thức toàn diện và cộng đồng giao lưu cho các solopreneur. Website của cô là sự kết hợp hoàn hảo giữa chuyên môn, nền tảng đào tạo và kênh tư vấn trực tuyến. Chiến lược này không chỉ giúp chị thu hút khách hàng mà còn củng cố vị thế chuyên gia trong ngành.
Qua nghiên cứu và kinh nghiệm làm việc với nhiều chuyên gia, mình nhận thấy một website chuyên nghiệp mang lại nhiều giá trị cốt lõi không thể thay thế. Hãy tìm hiểu kỹ để xác định kỹ rằng bạn cần website cho hạng mục gì và nhắm tới mục tiêu gì nhé.
a. Xây dựng uy tín chuyên môn
Trong thế giới số, website chính là "bộ mặt" chuyên nghiệp đầu tiên của bạn với khách hàng tiềm năng. Khi một khách hàng tìm kiếm thông tin về bạn trên Google, một website được thiết kế tốt với nội dung chất lượng sẽ ngay lập tức tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Điều này đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực tư vấn, đào tạo hay coaching, nơi mà niềm tin là yếu tố quyết định.
b. Tạo kênh thu hút khách hàng 24/7
Website hoạt động như một "nhân viên sales" không bao giờ nghỉ. Thông qua content marketing và SEO, website của bạn liên tục thu hút những khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của họ. Ví dụ, một bài blog về "cách xây dựng personal brand" có thể thu hút độc giả quan tâm đến chủ đề này, và một phần trong số họ sẽ trở thành khách hàng tiềm năng cho dịch vụ coaching của bạn.
c. Thiết lập vị trí chuyên gia
Website là nơi bạn có thể thể hiện đầy đủ chuyên môn và góc nhìn độc đáo của mình. Thông qua các bài viết chuyên sâu, case studies, hay video chia sẻ kiến thức, bạn không chỉ đơn thuần bán dịch vụ mà còn xây dựng được vị thế là một thought leader trong ngành. Điều này tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững mà không dễ gì bị sao chép.
d. Tối ưu chi phí tiếp thị và truyền thông quảng bá
So với các hình thức quảng cáo truyền thống, website mang lại hiệu quả dài hạn với chi phí hợp lý hơn. Một bài viết chất lượng trên website có thể tiếp tục mang lại khách hàng tiềm năng trong nhiều tháng/năm, trong khi một quảng cáo Facebook chỉ hiệu quả trong thời gian chạy chiến dịch.
Vì thế, chiến lược thương hiệu hay nói cách khác, mục tiêu tiếp thị của bạn sẽ ảnh hưởng tới cách bạn thiết kế và xây dựng website. Bạn xây dựng website để:
Xây dựng uy tín chuyên môn?
Thu hút khách hàng và bán sản phẩm dịch vụ?
Xây dựng cộng đồng và khẳng định vị trí chuyên gia hàng đầu - thought leader?
Hãy thử trả lời câu hỏi này trước khi bước vào phần 2, các loại website phục vụ thương hiệu cá nhân và tiếp thị dành cho chuyên gia nhé.
2. Các loại hình website phục vụ thương hiệu cá nhân và tiếp thị dành cho chuyên gia
Sau khi đã hiểu rõ về chiến lược thương hiệu, câu hỏi tiếp theo là: "Loại website nào phù hợp nhất với bạn?". Mỗi loại website đều có những đặc điểm và mục đích riêng, phục vụ cho các nhu cầu khác nhau trong hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân.
2.1. Website Kinh doanh (Business Website)
Đây là lựa chọn phổ biến nhất cho các chuyên gia tư vấn và coach. Tưởng tượng website doanh nghiệp như một văn phòng online chuyên nghiệp - nơi khách hàng có thể tìm hiểu đầy đủ về bạn và dịch vụ của bạn.
Đặc điểm nổi bật:
Trang About me kể câu chuyện thương hiệu hấp dẫn
Showcase các case study và testimonial
Mô tả chi tiết về dịch vụ và quy trình làm việc
Blog chia sẻ kiến thức chuyên môn
Ai nên chọn loại website này?
Business coaches và consultants
Chuyên gia tư vấn độc lập
Các nhà đào tạo doanh nghiệp
Freelancers cao cấp
Ví dụ thực tế: Nhìn vào website của Tony Robbins (tonyrobbins.com), bạn sẽ thấy cách một business website chuyên nghiệp được tổ chức. Trang web này không chỉ giới thiệu về dịch vụ coaching của ông mà còn xây dựng được một hệ sinh thái nội dung phong phú, từ blog, podcast đến các chương trình đào tạo.
2.2. Cửa hàng Online (eCommerce Store)
Khi bạn đã có những sản phẩm số (digital products) hoặc khóa học online, một cửa hàng trực tuyến sẽ giúp bạn tự động hóa quá trình bán hàng và phân phối sản phẩm.
Đặc điểm nổi bật:
Hệ thống thanh toán tích hợp an toàn
Quản lý đơn hàng và khách hàng tự động
Tính năng up-sell và cross-sell
Tích hợp email marketing
Ai nên chọn loại website này?
Người bán khóa học online
Tác giả sách điện tử
Chuyên gia bán các gói tư vấn ghi sẵn
Creator bán digital products
Ví dụ thực tế: Copywriting mentor Ngọc Ánh với ngocanhwriter.com đã xây dựng một cửa hàng online hiệu quả, nơi chị bán các khóa học trực tuyến và tài liệu số. Website của cô là ví dụ điển hình về cách kết hợp content marketing với bán hàng trực tuyến.
2.3. Blog/Tạp Chí Online
Blog chuyên nghiệp không chỉ là nơi chia sẻ bài viết - nó là công cụ mạnh mẽ để xây dựng vị thế chuyên gia và thu hút khách hàng tiềm năng thông qua nội dung giá trị. Một blog được thiết kế tốt sẽ tự động làm việc 24/7 để xây dựng danh tiếng của bạn trong ngành.
Đặc điểm nổi bật:
Cấu trúc nội dung phân chia theo chuyên mục rõ ràng
Hệ thống tìm kiếm và lọc bài viết thông minh
Tối ưu SEO để thu hút traffic tự nhiên
Tích hợp hệ thống đăng ký newsletter
Tính năng comment và tương tác với độc giả
Content upgrade để thu thập email
Ai nên chọn loại website này?
Chuyên gia muốn xây dựng vị thế thought leader
Creator tập trung vào content marketing
Người có khả năng viết lách và đam mê chia sẻ
Chuyên gia muốn xây dựng cộng đồng người theo dõi
Ví dụ: Chính bản tin Visible You này là một ví dụ điển hình mà mình sử dụng để xây dựng danh tiếng và uy tín chuyên môn. Bắt đầu với những bài viết về phát triển thương hiệu cá nhân chất lượng, giờ bản tin này đã thu hút hàng nghìn độc giả, dẫn đến các cơ hội kinh doanh khác cho cá nhân mình.
2.4. Website Giáo Dục (Learning Platform)
Website giáo dục không đơn thuần là nơi đăng tải bài giảng - nó là một hệ sinh thái học tập hoàn chỉnh, nơi học viên có thể tương tác, theo dõi tiến độ và nhận được sự hỗ trợ tức thì.
Đặc điểm chuyên biệt:
Hệ thống quản lý học viên (LMS) chuyên nghiệp
Tích hợp video streaming bảo mật
Dashboard theo dõi tiến độ học tập
Hệ thống gamification (badges, rewards)
Diễn đàn trao đổi giữa học viên
Tính năng live session và office hours
Hệ thống kiểm tra, đánh giá tự động
Mobile learning support
Ai nên chọn loại website này?
Giảng viên online
Chuyên gia đào tạo kỹ năng
Coach muốn scale business qua khóa học
Người có hệ thống đào tạo dài hạn
Case Study: Website học tập của Visible You của mình cũng là ví dụ điển hình về một nền tảng học tập hiệu quả. Website này không chỉ cung cấp khóa học mà còn xây dựng một cộng đồng học tập sôi động, với các tính năng như kiểm tra tiến trình học tập, thảo luận, hỗ trợ, quy định, giao lưu Q&A.
2.5. Portfolio Website
Portfolio website là câu chuyện trực quan về hành trình chuyên môn của bạn. Khác với một gallery đơn thuần, portfolio chuyên nghiệp cần kể được câu chuyện đằng sau mỗi dự án và thể hiện được giá trị độc đáo mà bạn mang lại.
Đặc điểm chuyên biệt:
Gallery dự án với layout sáng tạo, tùy biến
Storytelling cho mỗi case study
Phân loại dự án theo ngành/lĩnh vực
Hệ thống lọc và tìm kiếm thông minh
Tích hợp video showcase
Testimonials từ khách hàng
Mobile-first design
Tối ưu tốc độ load ảnh/video
Tùy chọn chế độ xem (grid/list)
Contact form được cá nhân hóa
Cấu trúc điển hình của một portfolio hiệu quả:
Hero Section: Giới thiệu ngắn gọn về chuyên môn cốt lõi
Featured Projects: Showcase những dự án tiêu biểu nhất
Case Studies: Đi sâu vào quy trình, thách thức và giải pháp
Client Success Stories: Kết quả đạt được cho khách hàng
Process Section: Quy trình làm việc của bạn
About Me: Câu chuyện cá nhân và chuyên môn
Contact: Call-to-action rõ ràng
Ai nên chọn loại website này?
Nhiếp ảnh gia, designer
Content creator
Kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất
Consultant muốn showcase case studies
Freelancer chuyên môn cao
Nghệ sĩ và người sáng tạo
Ví dụ xuất sắc: Jessica Walsh (jessicawalsh.com) đã tạo ra một portfolio độc đáo, nơi mỗi dự án không chỉ là hình ảnh mà còn là một câu chuyện hoàn chỉnh về concept, quá trình thực hiện và kết quả. Website của cô là ví dụ về cách kết hợp giữa thẩm mỹ và tính thực tiễn.
2.6. Website Brochure
Website brochure không phải là một "tờ rơi online" đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Đây là một điểm chạm digital được thiết kế tối ưu để chuyển đổi khách truy cập thành leads, đặc biệt phù hợp cho người mới bắt đầu hoặc chuyên gia muốn một presence online đơn giản nhưng chuyên nghiệp.
Đặc điểm then chốt:
One-page hoặc few-pages layout
Thông điệp rõ ràng, súc tích
Call-to-action strategic placement
Form liên hệ được tối ưu sự chuyển đổi
Tích hợp hệ thống booking
Social proof dưới dạng testimonials ngắn
Khả dụn trên mọi thiết bị
Tốc độ tải trang nhanh
SEO cơ bản được tối ưu
Có mục phân tích - analysis để theo dõi hiệu quả
Cấu trúc một website brochure hiệu quả:
Header: Value proposition rõ ràng
Problem-Solution: Vấn đề của khách hàng và giải pháp của bạn
Services: Dịch vụ chính với pricing transparent
Proof: Testimonials và credentials
About: Giới thiệu ngắn gọn, fokus vào expertise
Contact: Multiple contact options
3. Nền tảng thường gặp và dễ sử dụng cho các chuyên gia khi thiết kế website
Việc chọn nền tảng xây dựng website giống như việc chọn nền móng cho ngôi nhà của bạn. Một nền tảng phù hợp sẽ giúp bạn phát triển dễ dàng trong tương lai, trong khi một lựa chọn không phù hợp có thể khiến bạn phải xây dựng lại từ đầu. Hãy cùng phân tích chi tiết từng nền tảng:
3.1. WordPress.com - nền tảng phù hợp và linh hoạt cho mọi yêu cầu
Điểm mạnh nổi bật:
Hệ sinh thái plugin phong phú
Cộng đồng hỗ trợ lớn mạnh
SEO mạnh mẽ
Khả năng tùy biến không giới hạn
Dễ dàng mở rộng theo nhu cầu
Tích hợp đa dạng công cụ marketing
Những hạn chế cần lưu ý:
Đường cong học tập dốc hơn các nền tảng khác
Cần thời gian để làm quen với backend
Có thể chậm nếu không được tối ưu đúng cách
Security cần được quan tâm đặc biệt
Ai nên chọn WordPress:
Người cần website có tính mở rộng cao
Blogger nghiêm túc về SEO
Business muốn full control với website
Người có ngân sách marketing dài hạn
3.2. Wix - Giải pháp siêu dễ sử dụng cho người không chuyên hoặc mới bắt đầu
Điểm mạnh vượt trội:
Giao diện kéo thả trực quan, dễ sử dụng
Templates đẹp, chuyên nghiệp
Không cần kiến thức coding
Artificial Design Intelligence (ADI): công nghệ thiết kế website tự động
Built-in image editor: công cụ chỉnh sửa ảnh tích hợp sẵn
Mobile editor: chỉnh sửa phiên bản mobile của website một cách độc lập
Những hạn chế cần cân nhắc:
Khó chuyển sang nền tảng khác
SEO không mạnh như WordPress
Template khó tùy biến sâu
Hiệu suất có thể bị ảnh hưởng với site phức tạp
Phù hợp với:
Người mới bắt đầu làm website
Chuyên gia cần website nhanh chóng
Doanh nghiệp nhỏ, cá nhân
Người thích giao diện trực quan
3.3. Canva - giải pháp mới cho Creator hoặc người mới
Điểm mạnh độc đáo:
Tích hợp hoàn hảo với công cụ thiết kế
Templates cực kỳ thẩm mỹ
Quy trình làm việc đơn giản
Brand kit tích hợp
Analytics cơ bản
Hạn chế:
Tính năng website còn mới
Khả năng tùy biến hạn chế
SEO tools còn basic
Không phù hợp website phức tạp
Gợi ý nhanh dành cho bạn:
Cho người mới bắt đầu:
Ngân sách thấp: Canva
Cần đẹp nhanh chóng và đẹp: Wix
Muốn học WordPress: Bắt đầu với WordPress.com basic
Cho chuyên gia đã quen với các nền tảng và không ngại kỹ thuật:
Cần tính chuyên nghiệp: WordPress Business
Focus bán hàng: Wordpress
Cần landing page đẹp: Wix VIP
4. Các sai lầm thường gặp khi xây dựng website
Trong hành trình đồng hành cùng các chuyên gia xây dựng thương hiệu cá nhân, mình nhận thấy có những sai lầm điển hình mà hầu hết mọi người đều gặp phải. Đừng chỉ xây website rồi bỏ đó, hãy hiểu đúng để xây dựng hệ thống tiếp thị và truyền thông thương hiệu cá nhân hiệu quả nhé.
4.1. Thiếu chiến lược rõ ràng
Sai lầm đầu tiên và nghiêm trọng nhất thường đến từ việc thiếu chiến lược rõ ràng. Nhiều người vội vàng xây dựng website mà không có kế hoạch dài hạn, dẫn đến việc phải làm đi làm lại nhiều lần.
Chọn sai nền tảng do không hiểu rõ mục đích của mình làm gì
Mình từng gặp một khách hàng là một life coach đã phải xây dựng lại website ba lần trong vòng một năm. Ban đầu, chị ấy chọn Wix vì được giới thiệu là dễ sử dụng. Sau vài tháng, khi muốn thêm tính năng membership và khóa học online, chị nhận ra Wix không đáp ứng được nhu cầu. Chuyển sang WordPress, nhưng vì thiếu kinh nghiệm quản trị, website thường xuyên gặp vấn đề kỹ thuật. Cuối cùng, cô phải thuê agency xây dựng lại toàn bộ - một chi phí đáng lẽ có thể tránh được nếu có sự tư vấn đúng đắn ngay từ đầu.
Bài học rút ra là: trước khi chọn nền tảng, bạn cần:
Xác định rõ mục tiêu dài hạn của website (3-5 năm tới)
Liệt kê các tính năng cần thiết hiện tại và tương lai
Đánh giá khả năng quản trị và nguồn lực sẵn có
Tham khảo ý kiến chuyên gia trong ngành
Thiếu chiến lược nội dung: Làm website ra rồi để mọc rong mọc rêu
Một trường hợp khác là một chuyên gia tư vấn tài chính. Anh đầu tư mạnh vào việc thiết kế website với giao diện sang trọng, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sau 6 tháng, website vẫn chỉ có những trang cơ bản như About, Services, Contact. Không có blog, không có bài viết mới, không có nội dung cập nhật. Kết quả là traffic thấp, không có leads - khách hàng tiềm năng từ organic search, và website trở thành một "tấm danh thiếp số" quá đắt tiền mà không có cũng không sao.
Bỏ qua phễu tiếp thị và hành trình khách hàng
Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà mình thường thấy là việc xây dựng website như một "showroom trưng bày" thay vì một công cụ marketing hiệu quả. Có một khách hàng của mình - một business coach với hơn 10 năm kinh nghiệm - đã đầu tư gần 30 triệu cho một website đẹp mắt, nhưng sau 3 tháng vẫn không có bất kỳ leads - khách hàng tiềm năng nào tìm tới.
Khi phân tích kỹ, mình phát hiện ra vấn đề: website thiếu hoàn toàn các yếu tố dẫn dắt khách hàng từ nhận biết đến hành động. Không có lead magnet, không có nội dung, không có các call-to-action phù hợp với từng giai đoạn của hành trình khách hàng. Đơn giản là khách truy cập không biết phải làm gì tiếp theo sau khi đọc thông tin.
Giải pháp cho vấn đề này bao gồm:
Xây dựng chiến lược nội dung theo hành trình khách hàng
Thiết kế các lead magnet phù hợp với từng đối tượng
Tạo các điểm chạm để chuyển đổi
4.2. Sai lầm về kỹ thuật - những lỗi sai nhỏ nhưng tạo ra sự khác biệt lớn
Tốc độ website
Đây có lẽ là một case study đáng nhớ nhất của mình. Câu chuyện về một speaker nổi tiếng trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp. Website của anh chứa đầy video và hình ảnh chất lượng cao để thể hiện sự chuyên nghiệp và khả năng đào tạo của anh. Nó sẽ là một testimonial cực kì hiệu quả và trực quan cho khách hàng. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến website mất trung bình 8 giây để tải. Nếu bạn không biết, thống kê cho thấy 53% người dùng mobile sẽ rời đi nếu trang web mất quá 3 giây để tải.
Khi mình phân tích sâu hơn, nguyên nhân chính đến từ:
Hình ảnh và video không được tối ưu
Hosting plan không phù hợp với lượng traffic
Quá nhiều plugin và scripts không cần thiết chạy cùng lúc
Sau khi thực hiện các biện pháp tối ưu:
Nén và tối ưu hình ảnh
Nâng cấp hosting plan
Sử dụng CDN
Audit và loại bỏ plugins không cần thiết
Tốc độ tải trang đã giảm xuống còn 2.5 giây và thời gian trung bình trên trang tăng 40%.
Responsive Design - Khi trải nghiệm tốt trên mobile là một sự bắt buộc
Một trường hợp đáng chú ý là một chuyên gia tư vấn về thiết kế. Website của chị trên desktop thật sự ấn tượng với những hình ảnh động tinh tế và layout sáng tạo. Tuy nhiên, khi kiểm tra analytics, mình phát hiện ra rằng 70% khách truy cập đến từ điện thoại di động, và tỷ lệ bounce rate trên mobile lên đến 85% - một con số đáng báo động. Bounce Rate (Tỷ lệ thoát) là một chỉ số quan trọng trong phân tích website, thể hiện phần trăm người dùng rời khỏi website của bạn sau khi chỉ xem một trang duy nhất, không có bất kỳ tương tác nào khác.
Vấn đề nằm ở cách tiếp cận "desktop-first" khi thiết kế website. Những gì hoạt động tốt trên màn hình lớn lại trở thành cơn ác mộng trên mobile:
Menu navigation phức tạp và khó click - truy cập
Cỡ chữ không đọc được trên màn hình nhỏ
Forms quá dài và khó điền trên mobile
Animations - hình ảnh động làm chậm tốc độ tải trang
Giải pháp toàn diện đã được triển khai:
Áp dụng nguyên tắc "mobile-first design"
Tối ưu navigation cho màn hình nhỏ
Tái thiết kế forms với UX mobile trong tâm
Sử dụng progressive enhancement cho animations
Kết quả là bounce rate trên mobile giảm xuống 40%, và tỷ lệ conversion tăng 60% sau 2 tháng.
Vấn đề bảo mật
Mình vốn có một trang website về Đài Loan khá nổi thời bất giờ. Câu chuyện chẳng có gì đang nói cho tới khi mình đã mất toàn bộ dữ liệu độc giả và phải tạm ngừng hoạt động 2 tuần vì bị hack là một bài học đắt giá. Website của mình được xây dựng trên WordPress nhưng:
Không cập nhật thường xuyên do có sự thay đổi về định hướng
Sử dụng plugins từ nguồn không đáng tin cậy
Không có backup plan
Mật khẩu admin yếu
Hậu quả không chỉ là thiệt hại về dữ liệu và thời gian, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu cá nhân nếu bạn là người có sức ảnh hưởng lớn. Khách hàng có thể sẽ lo ngại về việc bảo mật thông tin của họ, dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong số lượng đăng ký tư vấn.
Những biện pháp bảo mật cơ bản nhưng quan trọng cần được thực hiện:
Thiết lập lịch backup tự động hàng ngày
Sử dụng SSL certificate
Triển khai bảo mật nhiều lớp
Monitoring system để phát hiện sớm các vấn đề
4.3. Sai lầm trong triển khai nội dung phát triển thương hiệu - Khi "Content Is King" không chỉ là khẩu hiệu hời hợt
Định vị nội dung
Tiếp theo là một trường hợp của financial advisor với 15 năm kinh nghiệm trong ngành. Website của anh đầy ắp những bài viết chuyên sâu về các chiến lược đầu tư phức tạp, sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Tuy nhiên, phân tích cho thấy 80% khách hàng mục tiêu của anh là những người mới bắt đầu quan tâm đến đầu tư cá nhân.
Khoảng cách giữa nội dung và nhu cầu thực tế của độc giả dẫn đến:
Thời gian đọc trang cực kỳ thấp (dưới 30 giây)
Tỷ lệ bounce rate cao (trên 80%)
Rất ít comment và tương tác
Conversion rate gần như bằng 0
Chắc chắn là nội dung của bạn sẽ chẳng có nghĩa lí gì nếu có không giải quyết vấn đề cho độc giả mục tiêu và không giúp bạn tăng doanh thu.
Giải pháp mình đã gợi ý:
Phân tích kỹ buyer persona
Tạo content pillars phù hợp với từng giai đoạn của hành trình khách hàng
Viết lại nội dung theo nguyên tắc "từ đơn giản đến phức tạp"
Thêm các ví dụ thực tế và case studies dễ hiểu
Thiếu tính nhất quán trong các bài viết
Việc các chuyên gia bận rộn không có thời gian để sáng tạo nội dung, và họ thuê một ghost writer để hoàn thành nội dung là điều dễ hiểu và thường gặp. Nhưng việc bạn thuê nhiều content writer khác nhau để tạo nội dung cho website sẽ dễ dẫn tới kết quả là một mớ hỗn độn về giọng điệu:
Một số bài viết rất trang trọng, nghiêm túc và học thuật
Số khác lại quá đơn giản và đầy tiếng lóng
Không có sự nhất quán trong cách sử dụng ngôn ngữ
Brand voice không rõ ràng
Điều này tạo ra sự hoang mang cho độc giả và làm giảm tính chuyên nghiệp của thương hiệu. Vì thế, hãy thử:
Xây dựng brand voice guide chi tiết
Thiết lập quy trình kiểm duyệt nội dung
Đào tạo team content về tone và style
Regular content audit
Nội dung thiếu chiều sâu và giá trị thực tế
Mình đã từng có học viên tìm tới với website bản tin với hơn 100 bài viết. Thoạt nhìn, đây là một kho nội dung ấn tượng. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ, mình phát hiện ra rằng hầu hết các bài viết đều mang tính chung chung, thiếu chiều sâu và không mang lại giá trị thực tế cho người đọc.
Các vấn đề cụ thể bao gồm:
Nội dung quá basic, chỉ lặp lại những gì đã có trên internet
Thiếu case studies và ví dụ thực tế
Không có insights độc đáo từ kinh nghiệm cá nhân
Thiếu các bước hướng dẫn hành động cụ thể
Cuối cùng, mình và bạn phải bắt tay vào thực hiện một cuộc "đại phẫu" nội dung:
Audit toàn bộ content hiện có
Gộp các bài viết tương tự thành những bài deep-dive - chuyên sâu
Thêm case studies từ kinh nghiệm thực tế
Bổ sung các templates và workbooks để độc giả có thể áp dụng ngay
Kết quả là dù số lượng bài viết giảm xuống còn 40, nhưng:
Thời gian đọc trung bình tăng từ 2 phút lên 8 phút
Số lượng shares trên social media tăng 300%
Email mở đọc tăng 250%
Tỷ lệ chuyển đổi từ reader thành lead tăng 180%
Thiếu chiến lược quảng bá và tiếp thị
Một sai lầm phổ biến khác là "viết xong rồi bỏ đó". Dù bạn là một content creator tài năng trong lĩnh vực với những bài viết chất lượng cao, nhưng sẽ không có nghĩa lý gì nếu traffic vẫn không cải thiện sau 6 tháng. Nguyên nhân chính thường tới từ việc thiếu chiến lược phân phối nội dung hiệu quả.
Hãy thử:
Tối ưu hóa SEO:
Nghiên cứu và tối ưu từ khóa cho từng bài viết
Cải thiện meta descriptions và titles
Tối ưu internal linking structure
Tạo nội dung theo cụm chủ đề
Chiến lược quảng bá chéo trên Social Media:
Chia nhỏ mỗi bài viết thành mẩu nội dung nhỏ cho social và dẫn link về bài viết ở webite
Lên lịch đăng lại nội dung evergreen định kỳ và giới thiệu kèm website
Tận dụng các format khác nhau (video snippets, infographics, quotes) để trực quan hóa thông tin.
Kết luận:
Trên thực tế, việc xây dựng một website thương hiệu cá nhân hiệu quả không chỉ đơn thuần là việc chọn một template đẹp hay viết vài bài blog, lại càng không phải thấy người ta có website thì mình cũng nên sở hữu một trang. Đó là một hành trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược rõ ràng.
Tuy nhiên, đọc xong bản tin tuần này, mình mong bạn hiểu rằng việc xây dựng website thương hiệu cá nhân là một hành trình không ngừng cải tiến và phát triển. Điều quan trọng không phải là tạo ra một website hoàn hảo ngay từ đầu, mà là có một nền tảng vững chắc và kế hoạch phát triển rõ ràng.
Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ, nhưng đảm bảo mỗi bước đi đều có chiến lược và mục tiêu rõ ràng. Nhớ rằng, website của bạn là đại diện số cho thương hiệu cá nhân - hãy đầu tư thời gian và công sức xứng đáng để nó thực sự trở thành một công cụ marketing hiệu quả.
Nếu bạn còn lăn tăn tôi nên bắt đầu từ đây, hãy book lịch tư vấn miễn phí với mình, chúng ta cùng gỡ rối nhé.