Viết chuyên môn cũng có thể viral, nếu bạn làm đúng 5 điều này
Dành cho chuyên gia có kiến thức. Có chiều sâu. Nhưng nội dung lại lẹt đẹt không tương tác, chẳng chuyển đổi
Nghịch lý phổ biến nhất của những người làm nội dung chuyên môn:
Họ có kiến thức. Có chiều sâu. Nhưng nội dung lại không chạm được ai.
Trong khi đó, những bài viết viral ngoài kia – xuất hiện dày đặc trên bảng tin, được hàng nghìn lượt chia sẻ – lại thường… hời hợt.
Chắc bạn cũng không khó để bắt gặp – hoặc được Facebook đề xuất – những bài như vậy. Nhưng hãy thử tự hỏi: có bao nhiêu người trong số họ bấm “follow” tác giả sau đó? Bao nhiêu người nhớ được bạn là ai sau cơn bùng nổ ấy?
Một bài viết viral có thể giúp bạn được thấy. Nhưng một bài viết viral đúng cách mới giúp bạn được nhớ – và được tin.
Phần 1: Thế nào là bài viết viral thực sự giá trị cho chuyên gia?
Là người đồng hành cùng các chuyên gia khởi nghiệp từ tri thức, mình nhận ra một điều:
Viral chỉ thực sự có giá trị khi nó dẫn người đọc quay trở về với chuyên môn cốt lõi của bạn.
Một bài viết viral không chỉ là con số view, like, hay comment. Với những người làm nội dung chuyên môn – đặc biệt là các chuyên gia đang xây dựng thương hiệu cá nhân – bài viết viral cần làm được nhiều hơn thế.
Với mình, một bài viết viral đúng cách sẽ mang lại:
Những độc giả trung thành.
Một hệ sinh thái phát triển quanh bạn.
Và những khách hàng sẵn sàng trả tiền – không phải vì bạn “nổi”, mà vì bạn thật.
Nếu bạn từng theo dõi các bài viết ở Facebook của mình hoặc tham gia các buổi workshop của mình, hay tham gia chương trình Viral Content Challenge, chắc bạn thấm nhuần góc nhìn này mà mình nói ngay sau đây hơn nữa. Bạn sẽ thấy mình không bao giờ dạy cách “lên trend” hay “viết cho dễ lan truyền”.
Mình không dạy viral. Mình dạy viết sao cho đúng người – đúng chiều sâu – và đúng bản sắc chuyên gia.
Bởi mình tin rằng:
Một bài viết viral thực sự không chỉ là bài được chia sẻ nhiều – mà là bài khiến người đọc cảm thấy: “Người này hiểu mình.”
Trước khi đi vào phân tích case study, mình có một vài góc nhìn về chuyện Viral như thế này:
1. Bài viết chuyên môn vẫn có thể viral – nếu bạn viết đúng tâm thế
Có một hiểu lầm lớn trong cộng đồng chuyên gia:
“Viết về chuyên môn thì khô khan lắm, khó viral lắm.”
Mình không nghĩ vậy. Điều khiến bài viết không viral không phải vì nó chuyên môn quá, mà vì nó xa người đọc quá.
Một bài viết chuyên môn có thể chạm sâu nếu bạn:
Biết chọn đúng lát cắt (1 vấn đề cụ thể thay vì tổng hợp dàn trải),
Biết nói đúng ngôn ngữ của người đọc,
Và đặc biệt: dám đưa chính mình vào bài viết – như một người thật đang sống với chuyên môn đó, không phải giáo sư trên bục giảng.
2. Viết để viral – hay viết để xây hệ sinh thái?
Khi bạn chạy theo chỉ số (reach, like, share...), bạn rất dễ lạc khỏi bản chất của việc viết.
Với mình, mỗi bài viết là một viên gạch xây nên thương hiệu chuyên gia – từng chữ phải đúng tone, đúng insight, đúng lý do mình bắt đầu.
Viral đúng cách là viral có chọn lọc.
Không phải bài nào cũng phải lên trend. Nhưng bài nào cũng cần:
Có quan điểm riêng,
Có câu hook thu hút nhưng không rẻ tiền,
Có chiều sâu và logic của người từng trải.
Bởi sau tất cả, mình không chỉ muốn người đọc share bài viết.
Mình muốn họ follow – quay lại – và trở thành một phần trong hành trình chuyên môn của mình.
3. Content tốt không tạo ra viral. Content thật mới làm được.
Hầu hết những bài viral mà mình phân tích trong phần sau đều không chạy ads, không lên plan viral, không làm A/B testing.
Chúng viral vì một lý do giản dị:
Chúng thật. Và chúng cần thiết.
Trong thế giới AI viết content thay bạn chỉ với một cú click, người ta càng cần những người viết sống thật với trải nghiệm – viết bằng vốn sống và quan sát của chính mình.
Bạn không cần giỏi viết.
Bạn chỉ cần thành thật và bền bỉ.
Bây giờ, mình sẽ cùng bạn bước sang phần tiếp theo – nơi chúng ta phân tích những điểm chung tạo nên sức lan tỏa đáng học hỏi từ 4 case study thực tế, là mentee xuất sắc của chương trình Viral Content Challege mà mình đang tổ chức.
Là 4 case study viral gắn với chuyên môn, nó sẽ cho bạn thấy, viral không phải theo trend hay đi “câu view”, mà những bài viết đó chạm được người đọc – lan ra cộng đồng – và dẫn đến hành động
Phần 2: Những điểm chung tạo nên một bài viết vừa viral vừa có chiều sâu
Sau khi phân tích bốn bài viết viral từ những chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau, mình nhận ra một số điểm chung rất rõ ràng. Những yếu tố này không chỉ khiến bài viết lan tỏa, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh chuyên gia trong mắt độc giả.
1. Giữ một từ khóa xuyên suốt: Để người đọc biết bạn đang nói về điều gì – và vì sao nên tiếp tục quay lại
Trong thế giới đầy nhiễu loạn và ngập tràn content, nhất quán là cách để bạn được nhận diện – và được nhớ.
Việc bám sát một chủ đề trọng tâm không chỉ giúp thuật toán hiểu bạn là ai, mà còn dần tạo ra cảm giác: “Đây là người chuyên sâu về chủ đề này, không phải tay ngang.”
Khi bạn liên tục viết quanh một cụm chủ đề – với nhiều góc tiếp cận khác nhau, người đọc sẽ dần hiểu rằng:
Bạn đáng tin cậy.
Họ có thể theo dõi bạn lâu dài thay vì chỉ đọc một bài rồi lướt đi.
Bạn có tư duy hệ thống, không nói một lần rồi bỏ đó.
Vậy cách 4 tác giả thể hiện điều này ra sao?
Một người chuyên về giao tiếp và phong thái công sở viết nhiều nội dung khác nhau – nhưng luôn khéo léo lồng ghép cách cư xử, sự tự tin, việc nói đúng lúc – như những mảnh ghép xây nên hình ảnh người đi làm có “nội lực”.
Một người dạy làm video lại không đi theo lối hướng dẫn kỹ thuật đơn thuần, mà kể câu chuyện hành trình dựng từng chiếc video đầu tiên – từ sân thượng, giữa trời mưa phùn – và vẫn quay đều đặn. Mỗi chi tiết nhỏ lại gợi mở một thông điệp lớn về sự kiên trì và khả năng tự chủ khi làm content.
Một người chuyên nghiên cứu học thuật thì lại chọn một hướng khác biệt: không đi đông người, nhưng đi sâu. Họ không rao giảng lý thuyết mà chia sẻ từng bước viết Literature Review, phân tích bài mẫu, đưa người đọc vào thế giới học thuật bằng một giọng văn cá nhân.
Còn một người viết về fitness thì chọn cách kể tiếp – bài sau nối bài trước, từng phần trong chu kỳ tập luyện được khớp lại như các miếng lego. Không bài nào đứng riêng rẽ. Càng đọc nhiều, độc giả càng thấy hệ thống được mở rộng – nhưng không bị loãng.
2. Mỗi bài viết chỉ nói với một người – không viết cho đám đông
Bạn không cần viết cho tất cả mọi người. Thực tế, bạn không nên viết cho tất cả mọi người.
Khi bạn viết với hình dung rõ ràng: "Bài viết này dành cho ai? Họ đang gặp vấn đề gì?", bạn sẽ:
Tự nhiên chọn được ví dụ đúng.
Dễ chạm hơn vì viết bằng ngôn ngữ họ dùng hằng ngày.
Và đặc biệt: bạn viết ngắn hơn, nhưng sâu hơn.
Cả bốn tác giả đều rất rõ ràng trong việc định vị độc giả cho từng bài viết.
Có người viết cho người đi làm văn phòng – những người giỏi chuyên môn nhưng không dám lên tiếng trong phòng họp.
Có người viết cho người mới bắt đầu dựng video – chỉ có chiếc điện thoại, tripod và một chút can đảm.
Có người viết cho học viên cao học đang chật vật với phần tổng quan tài liệu – điều mà không ai dạy rõ ràng trên lớp.
Có người nói với những người tập gym đã có kinh nghiệm, nhưng vẫn “dậm chân tại chỗ” vì chưa hiểu đúng cách xây giáo án.
3. Tiêu đề và mở bài là “chốt chặn đầu tiên” khiến người đọc dừng lại – và kéo xuống
Tiêu đề là thứ duy nhất được đọc trước khi người ta quyết định có nhấn vào bài viết không. Mở bài là đoạn văn đầu tiên giữ họ lại – hoặc khiến họ rời đi.
Bạn có thể không phải là người viết hay nhất, nhưng nếu bạn đặt một câu hỏi đúng, hoặc gợi một tình huống mà người đọc từng gặp – họ sẽ không thể không tiếp tục.
Những người viết tốt hiểu điều này. Và họ không làm quá đà – họ gợi mở, chứ không “hô hào”:
Một tác giả mở bài bằng hình ảnh “49K follower” – nhưng liền sau đó là khung cảnh sân thượng, máy quay dựng tay run run, và một lời hứa với chính mình.
Một người khác hỏi: “Bạn có biết cây bonsai là gì?” – rồi từ hình ảnh ấy dẫn người đọc vào một thế giới công sở đầy giới hạn vô hình.
Một người dùng tiêu đề: “4/6 tiêu chí này ai cũng làm được” – đủ gần để người đọc tin là mình có thể.
Một người khác viết: “8–12 reps là tăng cơ? Cú lừa lâu năm nhất ngành Fitness.” – chỉ cần một dòng để người đọc dừng lại vì... tò mò.
4. Cách trình bày giúp người đọc “ở lại đến cuối bài”
Rất nhiều bài viết thất bại không phải vì nội dung dở – mà vì cách trình bày khiến người đọc mệt.
Trên điện thoại, mỗi dòng là một khoảng thở. Mỗi ngắt đoạn là một cơ hội giữ lại hoặc mất đi người đọc. Nếu bạn bắt họ “vượt chướng ngại vật” là những đoạn văn dày đặc, dài hơi – họ sẽ rời đi.
Ngược lại, khi bạn:
Viết câu ngắn.
Ngắt đoạn theo nhịp.
Chia nhỏ bằng bullet / subheading đúng lúc.
Giữ layout có khoảng trắng, mắt dễ nghỉ...
...bạn sẽ khiến người đọc không chỉ đọc đến cuối – mà còn muốn lưu lại, chia sẻ, thậm chí đọc lại.
Cả bốn tác giả đều làm rất tốt điều này – dù phong cách khác nhau, nhưng ai cũng biết cách “dọn đường” cho người đọc trải nghiệm nội dung một cách mượt mà.
5. Hình ảnh – hoặc phong cách trình bày – tạo nên một kiểu nhận diện
Không nhất thiết phải là thiết kế cầu kỳ. Nhưng bài viết của bạn nên có “chất riêng” – mà khi người đọc thấy lại lần hai, họ nhận ra bạn mà không cần nhìn tên.
Điều này có thể đến từ:
Tông màu hình ảnh (như bài về khoa học và fitness).
Cách dùng từ, ẩn dụ lặp lại (như bài bonsai).
Nhịp kể chuyện quen thuộc (như hành trình làm video sân thượng).
Một thương hiệu nội dung mạnh không phải là bài nào cũng gây ấn tượng mạnh. Mà là chuỗi nội dung khiến người ta nhớ bạn là ai – và chờ đọc bài tiếp theo.
Nếu bạn thấy mình còn thiếu một trong 5 yếu tố này – đừng lo. Viết là một hành trình dài. Quan trọng là bạn biết mình đang đi đâu, và sẵn sàng điều chỉnh từng chút một.
Bây giờ, chúng ta sẽ đi sâu hơn: nhìn vào từng bài viết cụ thể để hiểu phần nào là mạnh nhất – và bạn có thể học được điều gì để áp dụng ngay trong bài viết tiếp theo.
Phần 3: Phân tích riêng từng case study – đâu là “đòn bẩy” giúp bài viết viral đúng cách?
Chúng ta đã nói nhiều về hệ tư duy và cấu trúc chung tạo nên một bài viết chuyên môn viral. Nhưng khi đi vào từng bài cụ thể, bạn sẽ thấy: không có công thức cứng nhắc nào cả. Mỗi tác giả đều chọn cho mình một “lối vào” riêng – phù hợp với giọng nói cá nhân, hành trình trải nghiệm, và nhóm độc giả mà họ hiểu rõ nhất.
Dưới đây là phân tích từng bài, từ cấu trúc triển khai, cách khai thác insight, đặt tiêu đề, cho đến cách kêu gọi hành động – tất cả đều cho thấy: viral là kết quả của sự chính xác và trung thực trong từng chi tiết.
Bài 1 – 49K follower: Viral không đến từ may mắn, mà từ cam kết lặp lại
Thoạt nhìn, bài viết giống như một status kể chuyện “cá nhân” – nhưng càng đọc, người ta càng cảm thấy mình đang được truyền một năng lượng có thật.
Tác giả không giảng giải “làm video như thế nào”, cũng không tự nhận là chuyên gia. Thay vào đó, bạn sẽ đi theo hành trình của một người từng không biết quay – không ai quay giúp – không ai dựng – vẫn chọn dựng video đầu tiên trong… mưa phùn, trên sân thượng, và giữa đêm khuya.
Cấu trúc bài được đẩy cảm xúc theo từng tầng:
Mở bằng “con số” thành tựu (49K follower) để tạo tò mò.
Lùi về những ngày chưa có gì: không ekip, không công cụ, chỉ có lời hứa với bản thân.
Kể từng bước vượt chướng ngại: kỹ thuật, cảm xúc, kỷ luật cá nhân.
Và sau đó là một phần hướng dẫn rất cụ thể – 5 bước dựng video bằng CapCut.
Đây không phải một bài "how-to", mà là "how-I" – và chính điều đó khiến nó thật – dễ cảm – dễ dấn thân.
Điểm xuất sắc nhất là CTA: “Comment DÁM nếu bạn sẵn sàng – mình sẽ giúp bạn viết kịch bản 3 video đầu tiên.” Đây là một lời mời có sự đồng hành, không gây áp lực, nhưng tạo cam kết. Và nó chuyển từ reach → tương tác → hành động.
Bài 2 – Bonsai công sở: Khi một ẩn dụ nói hộ ngàn nỗi lòng
Một trong những bài viết mình đánh giá cao nhất về chiều sâu tư duy và sự tỉnh táo trong ngôn ngữ. Bài viết không lên gân, không phán xét, nhưng mở ra một “chiếc gương” khiến người đọc phải dừng lại.
Tác giả mở bài bằng một hình ảnh rất đẹp – cây bonsai. Nhưng thay vì ngợi ca, chị lật lại bản chất: đó là một thực thể bị kìm hãm phát triển tự nhiên. Từ đó, khéo léo dẫn dắt vào hình ảnh “nhân sự bonsai” nơi công sở – những người có năng lực nhưng mãi không bật lên được, vì bị ràng buộc bởi tâm thế phục tùng.
Mỗi phần trong bài đều như đang khẽ gõ lên một nỗi đau người đọc từng trải qua nhưng chưa có từ ngữ để diễn tả. Tác giả không viết dài – nhưng mỗi câu đều có tính chất dẫn dắt phản tư.
Cao tay hơn, phần kết không “giải pháp hóa” bằng checklist, mà chỉ đơn giản là lời mời: “Bạn đã từng là bonsai trong một tổ chức chưa? Điều gì giúp bạn vươn lên trở thành cây đại thụ?” Một CTA không đẩy – nhưng lại kéo rất nhiều chia sẻ thật sự chất lượng từ cộng đồng.
Bài 3 – Literature Review: Chuyên môn hàn lâm vẫn có thể lan tỏa
Nếu ai đó từng nói: “viết về nghiên cứu học thuật thì sao viral được?”, hãy cho họ xem bài này.
Tác giả không cố “đơn giản hóa mọi thứ” cho dễ hiểu. Thay vào đó, chị chọn cách sắp xếp lại một chủ đề phức tạp thành hệ thống rõ ràng – dễ làm theo. Mở đầu bài là một cú đập thẳng vào hiểu nhầm phổ biến: “Viết LR không chỉ là liệt kê trích dẫn.”
Ngay sau đó là 6 tiêu chí rất cụ thể, đi kèm ví dụ thực tế (tốt – chưa tốt), và đặc biệt, bài còn phân tích một bài báo mẫu. Nhờ đó, người đọc không chỉ đọc xong và thấy “hay”, mà còn thấy rõ mình đang thiếu gì – và có thể áp dụng gì ngay vào bài của mình.
Điểm khác biệt lớn nằm ở cách tác giả không đặt mình ở thế “giáo viên giảng dạy”, mà như một người đi trước chia lại kinh nghiệm: “Hơn 10 năm trước, mình cũng từng sợ viết LR đến mất ngủ.”
Đó là sự đồng cảm, là sự dẫn đường – và là chất khiến bài viết trở nên vừa học thuật, vừa có hồn.
Bài 4 – Hypertrophy và cú lừa 8–12 reps: Khi chuyên môn được kể như một bản chiến lược
Nếu bạn từng đọc các bài viết kỹ thuật kiểu “lý thuyết sinh học tập luyện”, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ nét ở bài này.
Tác giả chọn mở bài bằng một tuyên bố mạnh: “8–12 reps là tăng cơ? Một trong những cú lừa dai dẳng nhất ngành Fitness.” Câu này không chỉ kích thích tranh luận, mà còn khiến người đọc dừng lại: “Ủa, nãy giờ mình tập theo cú lừa à?”
Thay vì châm biếm hay công kích, bài viết lập tức đưa người đọc vào một bản đồ chiến lược – phân tích 2 dạng hypertrophy, cách từng dạng ảnh hưởng đến kết quả, lộ trình luyện tập mẫu 12 tuần, và một case study khách thật.
Không một đoạn nào bị “lý thuyết hóa”, cũng không có đoạn nào “hô hào động lực”. Đây là giọng văn của người làm nghề thật – viết ra để người khác làm đúng hơn.
Phần CTA của bài rất rõ ràng: chia sẻ tài liệu Hypertrophy của Jeff Nippard – nhưng chỉ gửi cho người comment đúng từ khóa. Vừa tăng tương tác, vừa tạo lead thật. Đây là chiến lược chuyển đổi rất thông minh cho bất kỳ ai đang xây cộng đồng hoặc bán sản phẩm chuyên môn.
Nhưng, một bài viết tốt chưa đủ, bạn cần một hệ thống viết bền vững
Đọc đến đây, có lẽ bạn cũng nhận ra:
Một bài viết viral không đến từ sự ngẫu nhiên. Và một thương hiệu cá nhân mạnh không đến từ vài cú hích nội dung “trúng trend”.
Thứ khiến người đọc ở lại – và quay lại – là cách bạn liên tục viết, đúng với chiều sâu chuyên môn của mình, qua từng bài, từng tuần, từng hành trình quan sát và chia sẻ.
4 bài viết được phân tích ở đây đều có lượt lan toả rất tốt. Nhưng quan trọng hơn, chúng là mảnh ghép đầu tiên giúp mỗi tác giả xây dựng lại hệ thống nội dung gắn với thương hiệu chuyên gia.
Điểm chung của họ là gì?
Không ai viết vì “ngẫu hứng”.
Họ bắt đầu từ một cam kết: viết đều – viết có định hướng – viết cho đúng người.
Và họ khởi động hành trình đó trong một không gian thử thách nhỏ nhưng đủ áp lực tích cực: Viral Content Challenge – 1 khóa học, 4 tuần, 1 từ khóa, 1 chiến lược, 30 bài được sửa, chấm, chữa chi tiết.
Đây không phải nơi dạy bạn viral bằng mẹo.
Đây là nơi giúp bạn có tư duy – công cụ – và cộng đồng cùng đi đường dài.
Và đôi khi, bạn chỉ cần một không gian đúng để mình… không còn viết một mình nữa.
Nếu bạn cũng đang có nhiều điều muốn viết – nhiều giá trị muốn chia sẻ – nhưng đang loay hoay trong việc bắt đầu hoặc duy trì hệ thống bài bản,
Mình mời bạn tìm hiểu thêm về Viral Content Challenge.
Hãy để bài viết tiếp theo của bạn không chỉ được đọc – mà được nhớ, được chia sẻ, và tạo ra một hệ sinh thái quanh giá trị bạn theo đuổi.