Vì sao Facebook bóp tương tác bài viết của bạn?
Đây là những nhóm từ bạn nên tránh (hoặc thay thế thông minh hơn)
Bạn viết rất tâm huyết, rất thật, rất hữu ích – nhưng bài lại không ai thấy, không ai tương tác?
Không phải vì bạn không giỏi.
Cũng không hẳn vì nội dung bạn dở.
Mà có thể… bạn đã vô tình dùng những từ mà Facebook không thích.
Thuật toán của Facebook luôn cập nhật để hạn chế những nội dung có dấu hiệu spam, giật gân, thao túng hành vi, hoặc mang thông tin nhạy cảm không kiểm chứng. Và khi bài viết dính các nhóm từ dưới đây, khả năng cao sẽ bị giảm tương tác.
1. Nhóm từ kêu gọi hành động lộ liễu
Facebook gọi đây là “Engagement Bait” – nội dung dụ dỗ người xem tương tác một cách không tự nhiên.
Ví dụ:
“Gõ số 1 nếu bạn đồng ý!”
“Like, share, comment để nhận quà!”
“Tag 3 người bạn vào bài này nhé!”
Vì sao bị bóp?
Vì Facebook muốn nội dung lan truyền và kết nối với độc giả dựa trên giá trị thật, không phải thao túng tương tác.
Cách thay thế:
“Bạn nghĩ sao về điều này?”
“Có ai từng trải qua như mình không?”
“Mình rất muốn nghe góc nhìn của bạn.”
2. Nhóm từ giật gân – gây hoảng loạn
Các từ này thường khiến bài viết bị đánh giá là clickbait – nội dung câu view thiếu giá trị.
Ví dụ:
“Sốc chưa từng có!”
“Gây chấn động!”
“Bạn sẽ không tin điều xảy ra sau đó!”
Facebook sẽ giảm tương tác những bài chưa những nội dung này do họ muốn giảm thiểu tối đa nội dung giật gân thiếu kiểm chứng vì ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng.
Cách thay thế:
Dùng tiêu đề gợi tò mò thật sự, không lừa người đọc.
Ví dụ: “3 điều mình không ngờ đã thay đổi hoàn toàn công việc.”
“Một sai lầm nhỏ từng khiến mình mất hàng chục triệu mỗi tháng.”
3. Nhóm từ “bán hàng quá lộ liễu”
Facebook không cấm bán hàng. Nhưng nếu bài viết quá giống quảng cáo “chợ”, khả năng bị bóp là rất cao.
Ví dụ:
“Mua ngay kẻo lỡ!”
“Chốt đơn liền tay, số lượng có hạn!”
“SALE sốc, xả kho, tặng quà khủng!”
Facebook không chỉ là một kênh để kết nối mà còn trở thành một kênh bán hàng vô cùng hiệu quả, việc này cũng dẫn tới việc thông tin quảng cáo tràn lan, khó kiểm soát, đồng thời đảm bảo duy trì những nội dung chất lượng cho người dùng. Vì vậy, Facebook ngày càng thắt chặt các nội dung quảng cáo. Với những dạng kêu gọi trên, thuật toán nhận diện đây là nội dung quảng cáo thiếu chất lượng, gây phiền nhiễu.
Cách thay thế:
Chia sẻ trải nghiệm thật: “Mình từng gặp trường hợp này – và đây là cách mình vượt qua…”
Lồng ghép sản phẩm vào câu chuyện: “Trong lúc tìm cách ngủ ngon hơn, mình vô tình phát hiện ra một công cụ khá thú vị…”
4. Nhóm từ ngữ nhạy cảm (đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe)
Facebook đặc biệt khắt khe với các từ ngữ liên quan đến bệnh lý, thuốc men, điều trị, vì dễ liên quan đến nội dung sai lệch y tế hoặc vi phạm quyền riêng tư.
Ví dụ:
“Thuốc trị ung thư”, “kháng sinh”, “chữa khỏi tiểu đường”, “hết đau nhức”, “trầm cảm”, “điều trị dứt điểm”,...
Là lĩnh vực nhạy cảm, có độ sâu thông tin, việc đưa ra những thông tin vô tội vạ, không kiểm chứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tinh thần và thể chất của người dùng. Do đó, facebook mạnh tay hơn trong việc kiểm soát nội dung sức khỏe để tránh ảnh hưởng đến cộng đồng.
Cách thay thế cho bạn”:
“Hỗ trợ cải thiện sức khỏe”, “giải pháp giúp ngủ ngon hơn”
“Trải nghiệm mình từng thử khi bị mất ngủ kéo dài”
“Giúp cơ thể dễ chịu và khỏe lại từng ngày”
Tuyệt đối tránh:
Cam kết hiệu quả
Hứa hẹn chữa khỏi
Dẫn dụ người dùng chia sẻ thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ,...
5. Nhóm từ mang tính tiêu cực, công kích
Ví dụ:
“Ngu dốt”, “thất bại”, “vô dụng”, “đáng ghét”,…
Để đảm bảo không gian mạng sạch sẽ và mang tới điều tích cực cho người dùng, thuật toán ưu tiên nội dung hữu ích về mặt thông tin, truyền cảm hứng tích cực, giảm bài viết có xu hướng xúc phạm, tấn công, miệt thị, bắt nạt về cả thể chất lẫn, ngoại hình, chính trị.
Cách thay thế cho bạn khi cần:
Dù có nói đến nỗi đau, hãy mô tả chân thật nhưng không phán xét.
Ví dụ: “Mình từng cảm thấy rất tệ, như thể không còn gì để cố gắng nữa…”
Viết đúng không chỉ là đúng chính tả – mà còn đúng với thuật toán
Nếu bạn đang viết bài tâm huyết nhưng vẫn không ai nhìn thấy – có thể vấn đề không nằm ở nội dung mà nằm ở cách dùng từ.
Hãy nhớ:
Dùng từ chạm, không giật.
Gợi mở, không thúc ép.
Chia sẻ thật, không lộ liễu.
Bạn có đang bị bóp reach mà không biết lý do?
Nếu bạn muốn:
Biết cách viết để thuật toán yêu thích hơn
Có tác dụng, hữu ích và tiếp cận tới nhiều độc giả hơn
Biến bài viết thành công cụ bán hàng nhẹ nhàng
Dùng storytelling để truyền tải thông điệp một cách tự nhiên
Nếu có, xin mời bạn tham gia chương trình Viral Content Challenge để nhận tài liệu hướng dẫn cụ thể, chữa bài chi tiết từng ngày và học cách viết Viral Content, cải thiện tương tác nhé. Lớp đã có hơn 50 học viên được cải thiện tỷ lệ reach, tương tác và sự chuyển đổi rõ rệt với nhiều bài trên 1000 lượt share.
Chúc bạn sớm bứt phá với nội dung nhiều giá trị của mình.