Vì sao bạn không còn khách mới sau vài lần mở bán?
Vấn đề không nằm ở sản phẩm – mà ở tệp đã hết và nội dung không sinh thêm khách mới.
Bạn từng có một khóa học đầu tiên bán rất tốt.
Bạn bè ủng hộ.
Học viên cũ quay lại.
Người theo dõi lâu năm bắt đầu inbox.
Bạn nghĩ: “Cuối cùng thì mình cũng tìm được hướng đi rồi.”
Nhưng đến khóa thứ hai, số lượng học viên giảm rõ rệt. Khóa thứ ba, gần như không còn ai chủ động hỏi. Bạn bắt đầu bối rối:
Mình đã làm sai điều gì?
Có phải content chưa đủ thuyết phục?
Hay là nên hạ giá, ra khóa mới, làm thêm minigame?
Câu trả lời không nằm ở sản phẩm hay chiến thuật khuyến mãi. Mà nằm ở một điều ít ai nói rõ: Bạn không còn khách mới vì bạn không có hệ thống nội dung mở rộng tệp.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng:
– Phá vỡ 3 hiểu lầm phổ biến khiến bạn tưởng khách không còn nhu cầu
– Phân tích vì sao nội dung bạn đang viết có thể rất hay… nhưng không có người mới–
- Và quan trọng nhất: Hướng dẫn chiến lược mở rộng tệp độc giả bằng content đúng cách – không cần chạy ads, không cần đăng bài mỗi ngày, không cần bào mòn bản thân.
Nếu bạn đang cảm thấy mình đã làm tốt mà vẫn... không còn ai mua, thì rất có thể bài viết này chính là lời giải bạn đang tì
Vì sao bạn không còn khách mới sau vài lần mở bán?
Lỗi không nằm ở sản phẩm hay bài viết mà ở hệ thống nội dung đang không giúp bạn thu hút thêm tệp mới.
Một sản phẩm tốt có thể bán được 1–2 lần. Nhưng để bán dài hạn, bạn cần một hệ thống nội dung có chiến lược sinh tệp – nuôi tin – kích hoạt hành động.
Nhưng sự thật là: đây là hiện tượng “tệp chạm trần” và bạn cần nhìn lại hệ thống nội dung từ gốc rễ.
Có 3 lý do khiến bạn không còn khách mới dù sản phẩm rất tốt
1. Bạn chỉ tập trung chăm sóc tệp cũ
Tất cả content bạn viết, từ ví dụ, cách nói chuyện đến insight đều nhắm vào những người đã quen, đã hiểu bạn.Bạn không còn tạo nội dung để giúp người mới nhận diện được chính họ trong bài viết của bạn.
2. Bạn không có chiến lược content lan tỏa
Bạn viết đều nhưng không viral. Không có bài viết nào đủ insight phổ thông để được chia sẻ. Không có bài viết nào làm người lạ thấy "ờ, đúng là vấn đề của mình thật." Nội dung chỉ dừng lại ở “giá trị cao nhưng vòng tròn nhỏ.”
3. Bạn thiếu hệ thống phân tầng nội dung
Không tách rõ bài viết cho:
– Người chưa biết mình là ai
– Người mới biết nhưng chưa tin
– Người đã theo dõi nhưng chưa mua
– Người đã mua và cần nâng cấp
Kết quả là bạn viết ra rất nhiều nhưng không dẫn được người đọc qua từng bước của hành trình mua.
Nếu bạn còn đang chưa tin mình gặp vấn đề này thì đây là một vài dấu hiệu để bạn xác định:
– Luôn phải ra sản phẩm mới để kích thích mua
– Phụ thuộc vào khuyến mãi hoặc “đợt mở bán”
– Mỗi bài bán hàng đều gây áp lực vì không biết khách từ đâu ra
– Không ai chủ động hỏi hoặc chỉ là những người quen cũ hỏi… cho có
Tóm lại, vấn đề không nằm ở việc bạn có viết hay không, mà là:
Bạn đang viết trong một “vòng tròn đã biết” không sinh thêm người mới, không tạo lộ trình chuyển đổi.
Muốn giải quyết triệt để, bạn cần tư duy nội dung như một hệ thống nuôi dưỡng và lan tỏa, không chỉ là chuỗi bài viết ngẫu nhiên.
Nhưng: Đừng nhầm content nuôi tệp cũ với chiến lược sinh tệp mới
“Cứ làm tốt thì khách sẽ tự tìm tới” là tư duy khiến nhiều người giỏi mắc kẹt.
Sau khi bán được 1–2 khóa học đầu, rất nhiều chuyên gia tiếp tục đầu tư làm nội dung, cập nhật sản phẩm, chăm sóc học viên. Mọi thứ tưởng như đang đi đúng hướng, nhưng khách vẫn ít dần.
Lý do thường thấy là: “Mình vẫn viết đều mà, vẫn có tương tác mà, vẫn có người khen bài mà…”. Nhưng thực tế, bạn đang nói chuyện với… những người đã nghe bạn nói quá nhiều lần.
Bạn vẫn đang nuôi tệp cũ, những người đã biết đến bạn. Trong khi đó:
– Những người đã mua thì không mua nữa
– Những người chưa mua vẫn chưa đủ lý do để mua
– Và bạn không có thêm ai mới để nói cùng một vấn đề từ một góc nhìn khác
Kết quả? Nội dung của bạn có thể rất hay, nhưng không còn người mới để đọc và chuyển đổi.
Vấn đề không phải là bạn dở mà là bạn bị “đóng khung tệp khách”.
Content bạn viết càng ngày càng đi sâu vào chuyên môn nhưng càng ít người hiểu. Bạn đăng đều nhưng chỉ hiện với người quen. Bạn viết rất “giá trị” nhưng thuật toán không ưu tiên vì không có người mới tương tác, chia sẻ.
Tất cả những điều này dẫn đến một hệ quả chung:
Bạn không còn khách tiềm năng mới. Và bạn cũng không có hệ thống tạo ra họ.
Nhiều học viên của mình trong chương trình Viral Content Challenge cũng từng rơi vào giai đoạn này. Họ viết tốt, có tư duy chuyên môn mạnh, từng bán được vài chục đến vài trăm triệu. Nhưng doanh số chững lại không rõ lý do.
Chỉ đến khi rà lại hệ thống nội dung, họ mới nhận ra:
– Họ không có chiến lược thu hút người mới
– Họ không còn tạo “vòng lặp lan tỏa”
– Và mọi bài viết đều được viết cho… người cũ
Rất nhiều người nghĩ content viral chỉ giúp tăng lượt tiếp cận, nhưng với chiến lược đúng, nó là đòn bẩy để sinh tệp, nuôi tin, và chốt sale hiệu quả. Nhưng một nhóm khác - học viên của mình, sau khi áp dụng đúng hướng dẫn cách làm nội dung viral gắn với chuyên môn, họ bắt đầu thấy sự thay đổi rõ rệt:
– Tăng người theo dõi thật
– Có người lạ chủ động inbox
– Và có thêm khách mới mỗi tuần, ngay cả khi chưa mở bán
Trong chương trình Viral Content Challenge, chỉ sau 2 mùa đầu tiên (K01 & K02), tổng doanh thu từ học viên đã hơn 2,5 tỷ đồng. Không chỉ có các chuyên gia marketing mà còn có những người đến từ lĩnh vực tưởng như “khó viral” như fitness, nghiên cứu khoa học, bất động sản, đào tạo đặc thù…
Chia sẻ với các bạn vài ví dụ tiêu biểu từ phiên tổng kết gần đây:
Thu Lê (Chuyên gia nghiên cứu khoa học): chốt được 20 triệu “chéo” chỉ nhờ điều chỉnh CTA trong bài viết.
Sathy Nguyễn (Chuyên viên tư vấn bảo hiể): có ngay hợp đồng 21,5 triệu sau tuần thứ hai làm bài tập phân tầng nội dung.
Dung Nguyễn (Branding Expert): x4 học phí khóa học ban đầu.
Phạm Hoàng Vũ (Fitness coach): thu về 56.500.000 đồng sau khi cấu trúc lại hệ thống bài viết.
Trần Bích Ngọc (Đào tạo KOC): đạt doanh thu 130 triệu sau khi viral thành công 1 bài content và biết cách dẫn khách về inbox có chiến lược.
Điểm chung: Họ không viết nhiều hơn. Họ chỉ viết đúng hơn, đúng insight, đúng thời điểm, và đúng chiến lược sinh tệp mới.
Do đó, bạn không thể bán đều chỉ bằng việc “chăm chỉ xuất hiện”. Với người làm kinh doanh tri thức hoặc xây thương hiệu cá nhân, câu hỏi đúng phải là:Bạn cần biết viết cho ai, viết ở tầng nhận thức nào, và viết để ai chia sẻ. Đó mới là content sinh ra tệp khách hàng mới thay vì chỉ duy trì tệp cũ.
Content không chiến lược = hệ thống rò rỉ
Dưới đây là 3 chiến lược đã được thử nghiệm trong các lớp chuyên sâu như Viral Content Challenge, giúp nhiều chuyên gia: tăng lượt tiếp cận tự nhiên, có thêm khách chủ động inbox mỗi tuần, giữ được vị thế chuyên môn dù viết bài lan tỏa rộng.
Chiến lược 1: Viết content phổ thông nhưng gài chuyên môn tinh tế
Một lầm tưởng phổ biến: bài viral phải dễ dãi, giật tít, nói điều gây sốc. Sự thật là content viral có thể là content rất chuyên sâu nếu bạn biết bắt đầu từ một vấn đề phổ thông và dẫn dắt khéo léo.
Gợi ý cho bạn:
– Bắt đầu từ một tình huống mà tệp mới có thể gật gù: một lỗi phổ biến, một nỗi sợ thầm kín, một hành vi lặp lại…
– Dẫn dắt bằng storytelling hoặc insight rất “người thường” giúp người lạ thấy “đây là mình”.
– Kết thúc bằng công cụ, mô hình hoặc hệ thống chuyên môn bạn tự phát triển, khiến người đọc nghĩ: “Người này không chỉ đồng cảm họ còn có giải pháp.”
Ví dụ:
– “Tại sao càng học nhiều khóa, bạn càng rối định hướng?” → Một câu hỏi phổ thông, dễ lan truyền. Nhưng kết bài lại dẫn sang mô hình 3 tầng ra quyết định học tập mà bạn xây dựng riêng.
– “Bạn không cần content hay. Bạn chỉ cần content đúng – đúng điều khách đang nghĩ mà chưa nói ra.” → Insight phổ thông, nhưng dẫn về phương pháp viết content xử lý sự do dự – một công cụ chiến lược trong chương trình bạn đang dạy.
Hiệu quả:
– Người mới dễ tiếp cận vì đề tài gần gũi
– Người cũ vẫn thấy giá trị vì có chiều sâu
– Bạn giữ được định vị chuyên môn ngay cả khi viết bài lan tỏa rộng
Chiến lược 2: Tạo vòng lặp nội dung, từ nhận diện → tin tưởng → hành động
Viết đều mà vẫn không có khách, không có follower mới là vì bạn viết rời rạc. Mỗi bài một hướng nên người đọc thấy hay, nhưng rồi quên mất bạn nói gì.
Để khách nhớ, bạn cần một vòng lặp nội dung có chủ đề xuyên suốt, có nhịp xuất hiện đều đặn, có logic hành trình để dẫn dắt hành vi.
Gợi ý cho bạn:
– Xây chuỗi nội dung mini trong 1–2 tuần với cùng một chủ đề
– Mỗi bài viết một phần của bức tranh lớn: mở vấn đề → phân tích sai lầm → đưa giải pháp → chia feedback → mở lời CTA
– Gắn từng bài với một điểm chạm cụ thể trong hành trình khách hàng
Ví dụ:
Tuần 1–2: Chuỗi mini “5 sai lầm khi chọn học mentor”
→ Ngày 1: Mở chủ đề
→ Ngày 2: Vì sao mentor đầu không hiệu quả?
→ Ngày 3: Phân tích sai lầm số 1 – Chọn theo fame thay vì fit
→ Ngày 5: Feedback học viên từng chọn sai mentor, giờ đã ra đơn
→ Ngày 7: CTA: Đặt lịch tư vấn để tôi giúp bạn chọn mentor phù hợp nhất
Khách đọc tới bài thứ 3 là đã “dính” vào logic nội dung và sẽ chủ động chờ bài tiếp theo. Bạn không cần đẩy vì bạn đã dẫn dắt họ theo hành trình:
– Tăng follower thực từ người đọc có chủ đích
– Tạo hiệu ứng "xem tiếp" – nhớ lâu – hành động nhanh
– Khách chủ động inbox mà không cần livestream, minigame hay chạy ads
Chiến lược 3: Kết nối content với sản phẩm và khéo léo gài social proof mới
Viết hay nhưng “không bán được” là vấn đề thường gặp của những người ngại nói về sản phẩm. Ngược lại, viết quá thẳng về bán hàng lại làm content trở nên khô khan, dễ gây áp lực cho người đọc.
Chiến lược ở đây là: gắn sản phẩm vào mạch nội dung một cách tự nhiên và luôn đi kèm bằng chứng sống.
Gợi ý cho bạn:
– Dẫn dắt câu chuyện hoặc phân tích chuyên môn xong → khéo léo kết nối sang sản phẩm
– Lồng feedback thật, kết quả cụ thể vào dòng kể, không cần phô nhưng vẫn đủ rõ.
– Gắn link nhẹ nhàng hoặc lời mời hành động dạng mềm
Ví dụ:
– “Bài viết này là từ một buổi feedback nhóm trong chương trình Viral Content Challenge. Trong đó, có một bạn đã chốt được 56 triệu chỉ sau 10 ngày điều chỉnh CTA.”→ Đây là một dòng gài sản phẩm nhưng rất đời.
Hoặc: “Tôi không khuyên bạn học bất kỳ ai. Nhưng nếu bạn muốn tôi đồng hành cá nhân trong 30 ngày viết lại hệ thống content, bạn có thể đặt lịch tư vấn 1:1 tại đây.”
Nếu bạn thử, bán sẽ thấy:
– Tăng lượng click hoặc làm theo CTA một cách tự nhiên
– Giúp người đọc hiểu rõ bạn làm gì, kết quả nào có thể đạt được
– Giữ nhịp kết nối giữa nội dung, sản phẩm, hành động, không bị đứt gãy
Vậy là hết rồi!
Ba chiến lược này không chỉ giúp bạn mở rộng tệp người theo dõi. Chúng giúp bạn xây một hệ thống content có vòng đời nuôi dưỡng thuyết phục chuyển đổi.
Bạn không cần chạy ads vội. Bạn không cần ra sản phẩm mới. Bạn chỉ cần hệ thống hóa content mình đang viết, để mỗi bài đăng không chỉ “hay” mà còn “hữu ích cho hệ sinh thái bán hàng của bạn.”
Nếu bạn cũng muốn được hướng dẫn và chấm chữa bài chi tiết, xin mời tham gia chương trình Viral Content khai giảng tháng 5 này. Hãy thử cách làm mới để tận hưởng những kết quả mới.