Làm thế nào để tạo một bài đăng mạng xã hội có sức ảnh hưởng?
Một hướng dẫn chi tiết cách thức tiếp cận và ảnh hưởng đến tệp khán giả mục tiêu của bạn một cách hiệu quả hơn, từ đó gián tiếp gia tăng sự thành công cho business của bạn.
Bạn không biết cách tạo ra một bài đăng trên mạng xã hội được gọi là thu hút?
Bạn viết nhiều nhưng không được độc giả quan tâm, nhấn like, share?
Bạn cũng không biết cách thức để viết một bài đăng trên mạng xã hội...
Nếu bạn gặp vấn đề trên thì bản tin hôm nay sẽ giúp bạn xử lý điều đó.
Ở bản tin này, mình cùng tìm hiểu về quy trình đơn giản, cơ bản, dễ hiểu giúp bạn tạo một bài đăng trên mạng xã hội hiệu quả. Từ đó, bạn có thể tiếp cận và ảnh hưởng đến tệp khán giả mục tiêu của mình một cách hiệu quả hơn, gián tiếp gia tăng sự thành công cho business của bạn.
Bài đăng hiệu quả, có sức ảnh hưởng là gì?
Theo mình, một bài đăng, một nội dung hiệu quả, có sức ảnh hưởng là nội dung có liên quan và có tính hữu ích đến với đối tượng mục tiêu, khách hàng, độc giả của bạn.
Nội dung ấy giải quyết khó khăn của độc giả.
Và giọng điệu, ngôn từ sẽ phải khiến độc giả dễ hiểu, dễ tiêu thụ và ghi nhớ.
Cách thức sản xuất một bài viết có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội
1. Nghiên cứu và xác định
Trước khi làm bất kỳ điều gì, bạn sẽ phải quan sát xem thị trường xung quanh hiện đang ra sao, cũng như xác định nội tại, xác định bản thân mình đang có nguồn lực, kỹ năng ra sao, mình đang hướng đến đâu?...
Xác định mục tiêu: Bạn sẽ phải xác định được bạn mong muốn đạt được mục tiêu gì từ bài đăng lần này? Đó có thể với mục đích bán hàng, thu hút thêm độc giả mục tiêu, tăng tính kết nối, tương tác...
Tìm hiểu về nền tảng đăng bài: Bài viết như thế nào sẽ được coi là tối và phù hợp với nền tảng: giọng văn, số lượng chữ, đến kích thước hình ảnh... Bài viết trên Instagram khác với Facebook, khác với LinkedIn.
Thấu hiểu độc giả: Bạn sẽ thấu hiểu người bạn đang hướng đến: Họ là ai, họ có mối quan tâm là gì, ngôn ngữ như thế nào sẽ thu hút, và khiến họ dễ đọc, dễ tiếp cận nhất? Đâu là hình ảnh sẽ bắt mắt với họ?...
Rà soát thị trường: Hãy xem xem đối thủ xung quanh bạn đang làm như thế nào? Như thế nào là hiệu quả, hoặc không? Đôi khi, bạn không cần phải thử nghiệm nhiều, vì đối thủ đã thay bạn làm điều đó. Điều bạn cần làm, là rà soát, và tối ưu lại sao cho phù hợp với mình nhất.
Thử nhiều định dạng nội dung: Dù ở cùng một nền tảng nhưng nhiều định dạng nội dung khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Vậy, buộc bạn sẽ phải thử nghiệm để xem đâu là định dạng, là kiểu truyền tải nội dung mà độc giả của bạn thích tiêu thụ, phản ứng tốt nhất? Từ đó, bạn có thể tự đúc rút ra công thức riêng cho mình.
Tìm ra "khung giờ vàng": Tùy thuộc vào mỗi nền tảng, cũng như thói quen tiêu thụ nội dung của khán giả mục tiêu của bạn thường hoạt động vào thời điểm nào nhất, cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số tiếp cận và tương tác của bài đăng. Bạn có thể dung hòa giữa 2 yếu tố: Đâu là thời điểm khán giả của bạn hoạt động nhiều nhất và đâu là thời điểm ít nội dung được sản xuất ra nhất? Từ đó, bạn sẽ tìm được "khung giờ vàng" của riêng bạn.
Tính liên quan và thích nghi: Với tính thay đổi và cập nhật liên tục của xu hướng mạng xã hội, đôi khi những bài đăng, nội dung của bạn ngày hôm nay không liên quan một chút nào. Vì vậy, đôi khi buộc bạn sẽ phải cập nhật tình hình xu hướng hiện tại, thích nghi với những sự đổi mới, tạo ra những nội dung kịp thời bắt được những làn sóng đang trending cũng là cách để bạn "sống sót" và nổi bật ở một giai đoạn nào đó.
2. Tạo nội dung thu hút
Cập nhật xu hướng và quan sát thị trường, độc giả mục tiêu là thế. Tuy nhiên, mình vẫn đề cao tính bền vững, ever-green, tính cốt lõi, nội hàm ở mỗi bên trong chúng ta. Và nó sẽ được truyền tải qua những nội dung mà ta tạo ra.
Hãy tạo ra nội dung thu hút hơn: Mỗi ngày hãy cải tiến cách bạn truyền tải nội dung. Nội dung không chỉ là con chữ, mà nội dung còn là tổng thể những gì bạn truyền tải đi: Hình ảnh, cách bạn diễn đạt, kể câu chuyện của bạn, sự thu hút, hấp dẫn, cá tính bạn mang lại.
Trong khuôn khổ bản tin này, mình sẽ không đi sâu vào hướng dẫn từng bước triển khai câu, thay vào đó mình mang tới 04 dạng nội dung, hướng tiếp cận giúp bạn vừa đảm bảo giá trị nội dung, vừa đảm bảo thu hút sự chú ý của độc giả. Từ đó, bạn dễ dàng xây dựng sức ảnh hưởng, sự uy tín từ trang mạng xã hội của chính mình.
2.1 Bài viết thể hiện kiến thức, quan điểm đánh giá chuyên môn
Bài viết thể hiện kiến thức, quan điểm đánh giá chuyên môn là nơi bạn có thể chia sẻ những ý tưởng mới, nhận định về xu hướng ngành nghề hoặc phân tích các vấn đề quan trọng. Hoặc chúng cũng có thể là dạng chia sẻ quan điểm, góc nhìn và những bài học quý báu từ trải nghiệm của bạn trong ngành nghề. Khi viết bài này, hãy đảm bảo rằng:
Nắm bắt vấn đề: Hiểu rõ vấn đề bạn muốn đề cập và tại sao nó quan trọng, tạo ra một cái nhìn sâu sắc và mới mẻ về vấn đề đó.
Chia sẻ kinh nghiệm đặc biệt: Sử dụng các câu chuyện cá nhân, ví dụ cụ thể để minh họa quan điểm của bạn. Đừng ngần ngại chia sẻ quan điểm cá nhân của bạn. Đây là cơ hội để bạn thể hiện cá tính và độc đáo của mình. Đồng thời, mở rộng thảo luận để kích thích sự tham gia từ độc giả.
Tone và voice: Đảm bảo rằng giọng điệu của bạn là chuyên nghiệp nhưng vẫn gần gũi và dễ tiếp cận. Hãy truyền đạt quan điểm của mình một cách mạnh mẽ và tự tin.
Tận dụng và khám phá các chủ đề thịnh hành hoặc gây tranh cãi, khác với lẽ bình thường liên quan đến nơi làm việc, lãnh đạo hoặc các vấn đề cụ thể trong ngành để thu hút sự phản biện và thảo luận
Ví dụ: “Tương lai của công việc tự do: Những thách thức khiến bạn phải quay trở lại cuộc sống văn phòng”.
2.2 Bài viết chia sẻ cách thức, hướng dẫn thực hiện
Hướng dẫn thực hiện một thứ gì đó là cách tốt nhất để chia sẻ kiến thức chuyên môn của bạn và giúp đỡ người đọc trong việc giải quyết vấn đề cụ thể để họ đạt được mục tiêu kinh doanh. Đây có thể là các bài viết phân tích vấn đề, khó khăn kèm theo cách thực hiện, các bước để gỡ bỏ, phát triển một kỹ năng hoặc chỉ dẫn về cách áp dụng điều gì đó.