Phân tích case study: Từ 0 tới hơn 10.000 follower mới chỉ trong 30 ngày
Tặng bạn 3 cấu trúc viết bài viral siêu chi tiết. Đừng bỏ lỡ!
Ngách này khô khan lắm, khó viral lắm.
Viết kiểu đó thì ai đọc nổi?
Chuyển hoá, hormone, trao đổi chất, nghe đã thấy... mệt.
Nếu bạn đang làm trong những lĩnh vực như trị liệu, giáo dục, coaching, tài chính hay sức khoẻ và từng nghe (hoặc từng tự nhủ) những câu trên, thì hành trình của chị Huyền Lưu sẽ khiến bạn phải nghĩ lại.
Không cần livestream, không cần công thức hào nhoáng. Chị chỉ dùng ngôn từ đời thường, kiến thức đúng lúc và cách tiếp cận đúng người.
Kết quả là: hơn 10.000 follower mới chỉ trong 30 ngày hoàn toàn tự nhiên, không chạy ads. Một bài viết gần đây nhất của chị cán mốc hơn 4.000 lượt chia sẻ chỉ sau vài ngày đăng tải.
(Lời nhắn nhỏ: Một bài phân tích như thế này tốn rất nhiều chất xám. Nếu bạn thấy hữu ích, hãy giúp mình lan toả bằng một lượt chia sẻ. Đó sẽ là động lực để mình tiếp tục chuỗi phân tích viral thật sâu, thật chất. Cảm ơn bạn!)
Nhưng trước hết, hãy thử cùng nhìn lại xem, đâu là lí do mà bạn chưa thể viral, tiếp cận được nhiều người nhé.
3 lí do khiến bạn viết mãi mà không thể viral
Đây là phần mình muốn dành riêng cho bạn – người đang kiên trì viết mỗi ngày, không bỏ cuộc, nhưng vẫn chưa thấy kết quả.
Mình biết, mỗi lần nhấn nút “Đăng bài”, bạn kỳ vọng ít nhất một người chia sẻ, vài lượt phản hồi, hoặc một dấu hiệu cho thấy mình đang đi đúng đường.
Nhưng rồi… vẫn là những lượt xem lặng lẽ. Vẫn là cảm giác đang nói chuyện một mình. Vẫn là sự hoài nghi len lỏi: Hay là mình không hợp với việc viết?
Thực ra, không phải bạn không giỏi. Bạn chỉ đang lệch một vài bước nhỏ, nhưng đủ để kéo cả bài viết chệch khỏi dòng chảy lan toả. Và nếu không nhìn thấy những nút tắc này, bạn sẽ càng viết, càng mệt, càng lạc lõng.
Thứ nhất: Bạn viết đúng… nhưng mở bài quá lý trí
Bạn bắt đầu bài bằng những dòng như:
Để có sức khỏe tốt, bạn nên ăn uống lành mạnh
Học cách quản lý thời gian giúp bạn tăng hiệu suất…
Nghe thì hợp lý. Nhưng tiếc thay, người đọc không dừng lại trước sự hợp lý. Họ dừng lại trước một cảm giác chạm, một hình ảnh khiến họ giật mình, hoặc một câu hỏi khiến họ nghĩ:
Trời, giống mình quá!
Bạn đang viết đúng, nhưng đúng kiểu “sách giáo khoa”. Người ta không nhìn thấy mình ở đâu trong đó, nên không đọc tiếp nữa.
Cách sửa cực kỳ đơn giản: Đừng bắt đầu bằng lời khuyên. Hãy bắt đầu bằng một hình ảnh đời thực, một tình huống cụ thể, một cảm xúc vụn vặt mà người đọc từng trải. Như:
Tại sao càng ăn kiêng, bạn lại càng thèm ăn?
Câu này không dạy mà nó khơi gợi. Và khi bạn khiến người ta tự đặt câu hỏi, họ sẽ đọc tiếp để tìm câu trả lời. Khi bạn bắt đầu đúng cách, bạn sẽ giữ được sự chú ý, điều kiện đầu tiên để một bài viết có thể lan toả.
Thứ hai: Bạn viết vì “phải đăng”, chứ không viết để được chia sẻ
Bạn viết chăm. Bạn viết đều. Nhưng hãy thành thật một chút: bạn viết vì muốn kết nối, hay chỉ đang viết để “giữ nhịp”, “nuôi page”, “không mất reach”?
Rất nhiều người viết như đang… check-in. Hôm nay mình ăn gì, nghĩ gì, đọc gì.
Cảm xúc thật, nội dung không sai. Nhưng bài viết không có lý do để được lan truyền. Người đọc không thấy có gì khiến họ phải tag bạn bè, phải lưu lại, hay phải chia sẻ để cảnh báo bạn bè.
Một bài viral không nhất thiết phải sốc, phải drama. Nhưng nó luôn mang trong mình một động cơ chia sẻ rõ ràng.
Cách sửa: Trước khi viết, hãy dừng lại 30 giây để hỏi bản thân:
Người này sẽ tag ai khi đọc bài này?
Người này lưu lại bài viết này để làm gì?
Người này chia sẻ vì thấy mình, hay muốn người khác thấy điều gì?
Nếu bạn không có câu trả lời, hãy khoan đăng. Viết chậm lại một chút để viết đúng hơn một chút.
Thứ ba: Bạn chỉ viết một dạng bài nên người đọc không gắn kết lâu dài
Có những bạn rất kiên trì. Nhưng chỉ viết một kiểu. Suốt một tháng chỉ đăng tips. Hay chỉ kể chuyện cá nhân. Hoặc xoay quanh bán hàng, khiến người đọc cảm thấy như đang xem một chiếc kênh không đổi nội dung.
Kết quả là: người ta đọc vài bài rồi… không đọc nữa. Không phải vì bạn dở, mà vì họ không tìm thấy điều gì mới để ở lại.
Ngược lại, những người viết lan toả thường có một hệ thống nội dung tinh tế, đủ đa dạng để giữ sự quan tâm, nhưng không lộn xộn. Họ biết cách xoay quanh một trục chủ đề, nhưng đổi cách kể để tạo cảm giác “luôn mới”.
Cách sửa: Hãy học cách tạo vòng lặp nội dung theo ba dạng cơ bản:
– Một dạng giải thích, giúp người đọc hiểu rõ một khái niệm họ thường nghe mà chưa từng hiểu tới nơi tới chốn.
Ví dụ: “Mỡ cũng có trí nhớ và đây là lý do vì sao bạn càng ăn ít càng dễ tăng cân.”
– Một dạng cảnh báo, đánh vào một niềm tin sai phổ biến.
Ví dụ: “Thực phẩm bạn đang uống mỗi sáng tưởng tốt nhưng đang âm thầm phá hoại gan thận thế nào?”
– Một dạng gợi hành động nhỏ, dễ áp dụng, nhẹ nhàng, không dọa nạt.
Ví dụ: “Chỉ cần thay đổi cách ăn sáng trong 5 phút, bạn có thể kiểm soát được cảm giác thèm đồ ngọt cả ngày.”
Khi bạn biết luân phiên giữa ba dạng bài viết này, người đọc sẽ không chỉ đọc mà còn theo dõi bạn lâu dài. Bởi họ luôn có lý do để quay lại.
Viết để viral không phải là mánh. Đó là sự kết hợp giữa hiểu người, hiểu mình và hiểu chiến lược lan toả.
Mà nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, thì lời khuyên của mình là: đừng đi một mình. Hành trình viết để lan toả không cần phải đơn độc.
Giống như chị Huyền Lưu – một Health Coach mà mình giới thiệu ở đầu bài, sau khi được đồng hàng và hướng dẫn ở chương trình Viral Content Camp, chị đã sở hữu chuỗi bài viral và thu về hơn 10.000 follower, chỉ bằng viết và viết đúng cách.
Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng phân tích kỹ case này: Chị đã viết gì? Cách cấu trúc bài ra sao? Và điều gì thực sự tạo ra cú bật lan toả nhé.
2. Viết từ đâu và vì sao một ngách khó vẫn dễ được đón nhận?
Chị Huyền đăng bài viết trên Facebook cá nhân, không phải fanpage, không đầu tư hình ảnh cầu kỳ. Nhưng mỗi bài viết đều có một chủ đích rõ ràng.
Trong suốt 30 ngày, chị triển khai song song 3 hướng nội dung:
Giáo dục nền tảng: Giải thích các khái niệm như hormone, mỡ, chuyển hóa một cách dễ hiểu.
Hướng dẫn áp dụng: Cách ăn uống, thói quen, thay thế thực phẩm.
Chuỗi “check var” thực phẩm: Mổ xẻ bảng thành phần của những sản phẩm quen mặt, những món nhiều người đang dùng mỗi ngày.
Chính sự đan xen giữa thông tin khoa học và tình huống đời thực khiến nội dung của chị vừa đủ nghiêm túc, vừa dễ tiêu thụ, kể cả với người chưa quan tâm sức khỏe chuyên sâu.
a. Viết để người lạ phải dừng lại?
“Mỡ cũng có trí nhớ”
Chị không bắt đầu bằng lời khuyên. Không dùng câu “Bạn nên…”.
Bài viết viral nhất của chị mở đầu bằng một hình ảnh gợi tò mò:“Mỡ cũng có trí nhớ.”
Nửa đời thường, nửa khoa học gợi cảm giác lạ miệng nhưng lại dễ hình dung. Nó buộc bạn dừng lại vì tò mò. Và khi đã đọc, bạn bị giữ lại bởi sự logic, mạch lạc và cảm giác “à thì ra là vậy.”
Tiếp đên là sử dụng cấu trúc bài viral rõ ràng, giữ chân người đọc tới phút cuối:
Vấn đề rõ nét: Vì sao phương pháp hiện không bền?
Bẻ niềm tin: “Mỡ có trí nhớ.”
Giải thích khoa học: Epigenetics, chuyển hoá.
Giải pháp cụ thể: Cách reset cơ thể.
Kết thúc cảm xúc mạnh: “Bạn không sai, bạn chỉ đang dùng sai công cụ.”
b. Chiến lược cộng hưởng: Ai chia sẻ và lan toả ra sao?
Những bài “check var” như cảnh báo thực phẩm “tưởng tốt mà hại” chính là “mồi châm” để tạo hiệu ứng cộng đồng.
Người đọc không chỉ like, họ tag người thân, chia sẻ lên story, dẫn link trong group. Chuỗi bài của chị được lan truyền mạnh mẽ ngay trước thời điểm trend về thực phẩm bẩn bùng nổ, khiến chị được xem như người “nói ra trước” và dẫn đầu làn sóng cảnh tỉnh.
Từ đó, các bài viết hướng dẫn về “ăn gì thì tốt”, “xây dựng thói quen sống lành mạnh” cũng được kéo theo, tiêu thụ mạnh mẽ vì độc giả bắt đầu “tin” chị là người có tiếng nói uy tín.
c. Điểm đặc biệt: Không giáo huấn mà đầy thấu hiểu
Bài viết của chị thường bắt đầu bằng một tình huống rất vụn vặt mà ai cũng từng trải qua: ngủ quên 20 phút, ăn một miếng bánh ngọt trong lúc stress, bỏ tập chỉ vì “muộn giờ”...
Rồi từ đó, chị mở ra một cánh cửa nhỏ dẫn vào một phần kiến thức – vừa đủ, không dọa nạt – khiến người đọc vừa có cảm giác “biết thêm điều gì đó mới”, vừa cảm thấy được đồng hành.
Đó là lý do vì sao những người vốn chỉ “lướt đọc” lại bắt đầu quay lại fanpage, xem thêm các bài khác, bình luận, và dần trở thành follower trung thành.
d. Behind the viral: Bí mật đằng sau thành công
Đằng sau những con số ấn tượng không phải là may mắn.
Ngay từ đầu chị đã được mentor định rõ:
Chọn từ khóa “metabolic health” – ngách ít người khai thác nhưng tiềm năng cao.
Mỗi bài viết đều được mentor gợi ý tiêu đề, tối ưu hook, rút gọn câu chữ để đảm bảo độ nén thông tin.
Khi viết chuỗi “check var” dễ gây tranh luận, mentor và nhóm đồng viết giữ ổn định tâm lý, chiến lược phản hồi hợp lý.
Cộng đồng học viên là những người đầu tiên tương tác, giúp bài viết dễ dàng bật lên newfeed.
Và quan trọng nhất:Chị Huyền hiểu rõ công thức tạo viral, không phụ thuộc vào mentor. Ngay sau chương trình, chị tiếp tục giữ phong độ, viết đều đặn, duy trì độ viral mạnh mẽ.
Bài học quan trọng nhất từ case:
Bạn không thể điều khiển một bài viết viral ngay lập tức. Nhưng bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị thật tốt, để khi cơ hội đến, bạn có thể đón sóng.
Muốn đón được sóng, bạn cần:
Kiến thức đủ sâu để viết đúng, không sai.
Chiến lược đủ thông minh để viết sắc, không loãng.
Hệ thống hỗ trợ đủ vững để không đơn độc khi gặp tranh cãi.
3. Làm chủ 3 dạng bài viral: Viết đúng cách để được chia sẻ
Bạn không cần học hàng chục công thức viết. Chỉ cần thành thạo 3 dạng này, bạn có thể tạo nên một vòng tròn nội dung lan toả bền vững, nuôi giữ độc giả cũ và thu hút người mới liên tục.
1. Dạng bài Giải thích
Mục tiêu:
Giúp người đọc “vỡ ra”, cảm thấy được mở mang tư duy hoặc kiến thức, từ đó họ muốn lưu lại để đọc lại hoặc chia sẻ với người khác.
Cấu trúc:
Mở đầu bằng một nghịch lý hoặc câu hỏi khiến người đọc tò mò
Giải thích gãy gọn, không giáo điều
Dùng hình ảnh, ví dụ đời thường để minh hoạ
Chốt bằng một kết luận logic hoặc một cảm xúc “à thì ra…”
Ví dụ:
“Mỡ cũng có trí nhớ.
Đó là lý do vì sao bạn càng ăn ít, cơ thể lại càng tích mỡ.”
Bài viết tiếp tục phân tích về epigenetics, các cơ chế thích nghi của cơ thể và sai lầm trong việc “ép cân”, từ đó dẫn đến cách tái lập thói quen ăn uống bền vững.
Lưu ý:
– Đừng đưa kiến thức tràn lan, hãy chọn đúng một điểm then chốt.
– Dùng từ ngữ đơn giản, nói theo kiểu “người thường” chứ không phải giảng viên.
2. Dạng bài Cảnh báo
Mục tiêu:
Kích hoạt chia sẻ mạnh mẽ nhờ đánh vào sự bất ngờ hoặc quan tâm cộng đồng. Khiến người đọc giật mình, cảm thấy mình hoặc người thân đang gặp rủi ro mà không biết, từ đó dẫn đến hành động tag người khác, chia sẻ để cảnh tỉnh.
Cấu trúc:
Mở đầu bằng một thông tin gây bất ngờ hoặc trái ngược với niềm tin phổ biến
Lật ngược niềm tin sai
Đưa bằng chứng, số liệu, dẫn chứng rõ ràng
Kêu gọi chia sẻ để bảo vệ cộng đồng hoặc người thân
Ví dụ:
“Loại nước detox bạn uống mỗi sáng thực ra đang... hại gan.”
→ Mổ xẻ bảng thành phần một sản phẩm nổi tiếng. Giải thích tác hại của chất tạo ngọt, chất bảo quản. So sánh với tiêu chuẩn WHO.
Bài viết kết thúc bằng lời nhắn:
“Hãy kiểm tra lại thành phần sản phẩm bạn đang dùng. Hoặc ít nhất – gửi bài viết này cho người thân trước khi quá muộn.”
Lưu ý:
– Không nên gây hoang mang không căn cứ. Phải có dẫn chứng rõ.
– Tránh giọng điệu “tôi biết, bạn không biết”. Hãy đứng cùng phía với người đọc: “Tôi cũng từng tin như bạn…”
3. Dạng bài Gợi hành động nhỏ
Mục tiêu:
Tạo sự kết nối, khiến người đọc thấy dễ làm theo, từ đó bắt đầu hình thành niềm tin. Không gây sốc, không “giáo dục”, mà chỉ nhẹ nhàng gợi mở: “Bạn có thể thử cách này xem sao…”
Rất phù hợp để gắn kết, tạo cảm giác “người này hiểu mình thật sự”.
Cấu trúc:
Bắt đầu bằng một tình huống quen thuộc (căng thẳng, thất bại, lười biếng…)
Chia sẻ một thói quen nhỏ bạn từng áp dụng và thấy hiệu quả
Gợi mở người đọc thử – không áp đặt
Kết lại bằng một cảm giác nhẹ nhàng, ấm áp, không phán xét
Ví dụ:
“Mỗi lần tôi thấy thèm đồ ngọt sau 9 giờ tối, tôi không trách bản thân nữa. Tôi làm một việc: đứng dậy, đi rửa mặt bằng nước lạnh. 2 phút sau, cơn thèm trôi qua như chưa từng tồn tại.”
Lưu ý:
– Nên viết như kể chuyện cho một người bạn – không cần chỉ dạy.
– Một bài dạng này nếu được viết chân thành, có thể lan toả trong các hội nhóm nhờ sự đồng cảm.
Làm sao để phối hợp ba dạng này thành hệ thống nội dung có sức hút?
Đừng viết tùy hứng. Hãy dùng ba dạng bài trên để tạo thành vòng tròn nội dung giữ chân độc giả:
Giải thích để tạo uy tín, chứng minh bạn hiểu sâu
Cảnh báo để tạo viral, thu hút người mới
Gợi hành động để xây dựng sự tin cậy, giữ chân người đọc
Giống như chị Huyền Lưu đã làm:
– Một bài “giải thích” về mỡ, hormone.
– Một bài “cảnh báo” về thực phẩm quen dùng.
– Một bài “gợi hành động” như thay đổi cách ăn sáng 5 phút mỗi ngày.
Sự phối hợp này khiến người đọc tin, lưu lại, chia sẻ rồi quay lại theo dõi tiếp.
Đọc tới đây và bạn khao khát muốn có nội dung viral, nhưng bạn không biết bắt đầu từ đâu?
Bạn không cần giỏi ngay. Nhưng bạn cần có người đi cùng.
Chị Huyền Lưu đã không một mình tạo nên kỳ tích 10.000 follower. Chị ấy có các mentor tại Viral Content Camp tinh chỉnh từng bài viết, cộng đồng học viên tương tác ban đầu để bài bật lên, và một chiến lược nội dung rõ ràng kéo dài suốt 30 ngày.
Nếu gặp nhau ở Viral Content Camp, mình tin bạn sẽ không còn viết trong mơ hồ nữa.
Bạn sẽ có:
– Gợi ý tiêu đề và mở bài cho chính sản phẩm/ngành của bạn
– Phản hồi sát từng bài bạn viết
– Chiến lược 30 ngày viết đúng người, đúng nội dung, đúng thời điểm
– Cộng đồng lan toả bài đầu tiên để bạn có lực đẩy đầu tiên
Nếu bạn đang muốn:
– Không chỉ “viết hay” mà viết ra đơn
– Không chỉ “chia sẻ cảm xúc” mà tạo cộng đồng quanh giá trị của bạn
– Không chỉ “làm content” mà làm chủ chiến lược nội dung lan toả
Hãy đăng ký Viral Content Camp, chỉ còn vài suất trước khi chương trình đóng đơn.