Làm thế nào để tạo nên một bài viết dài, vừa có sức hút lại, vừa có sức ảnh hưởng?
Nghệ thuật viết bài hiệu quả, giúp khẳng định chuyên môn, nâng cao sự uy tín
Việc bạn có kỹ năng để tạo một bài viết chất lượng và chuyên nghiệp là một kỹ năng quan trọng để xây dựng uy tín và khẳng định sự chuyên môn của bạn trong lĩnh vực nào đó. Bạn sẽ thể hiện được: Bạn có chuyên môn và kiến thức sâu rộng như thế nào, bạn sẽ hỗ trợ được gì cho độc giả của mình...
Từ đó, hành trình chuyển hóa trái tim độc giả từ người xa lạ, trở thành những người yêu thích, tin tưởng và thậm chí đưa ra những quyết định xuống tiền cho những sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bản tin ngày hôm nay, mình sẽ tiết lộ đến bạn nghệ thuật viết bài hiệu quả, giúp khẳng định chuyên môn, nâng cao sự uy tín.
Làm sao để tạo nên một bài viết tốt?
1. Đặt các mục tiêu cụ thể cho bài viết
Trước khi viết bất kỳ bài viết nào, điều quan trọng nhất là nắm rõ mục tiêu: bạn viết cho ai, viết về gì và viết để làm gì?
Một người ảnh hưởng hoặc một chuyên gia có thể đang phục vụ nhiều nhóm độc giả khác nhau và cũng có nhiều mục đích khác nhau.
Một chuyên gia về viết sách có thể đang nhắm tới các nhóm: chuyên gia muốn viết sách để thể hiện chuyên môn; các cây bút - writer mong muốn trở thành tác giả, các CEO muốn viết sách tự truyện, v.v...
Mỗi nhóm độc giả, họ có hiểu biết, mong muốn và vấn đề khác nhau. Một khi hiểu đâu là người mình nhắm tới trong bài viết sắp tới, bạn sẽ có ý niệm và quyết định đúng trong việc: đưa ra phương pháp phù hợp, dẫn chứng đúng và dùng đúng ngữ điệu, từ vựng để họ nắm bắt thông tin hiệu quả nhất. Vì thế, đừng quên viết dòng đầu tiên trong bản nháp của bạn: "Độc giả mục tiêu: ... [mô tả độc giả]"
Tiếp tới, bạn phải xác định được: bạn mang tới quan điểm hay thông điệp gì trong bài viết này. Chúng ta đều hiểu với nhau, một vấn đề có nhiều cách giải quyết, phân tích và bàn luận về. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết như ở blog, hay bản tin chỉ trên dưới 2000 chữ, chúng ta khó lòng mà "tham lam" gói gọn trong một bài. Vì vậy, việc làm rõ thông điệp bạn muốn mang tới, bạn sẽ dễ dàng bám sát, chứng minh, giải thích hoặc làm rõ xoay quanh nó mà không sợ lan man, dài dòng. Nó có thể được coi là luận điểm chính hoặc chủ đề lớn cho toàn bài viết.
Cuối cùng là bài này bạn viết với mục đích gì: Hãy tưởng tượng mỗi bài viết như một viên gạch bồi đắp nên căn nhà kiên cố cuối cùng của bạn trên hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân. Vậy thì, bài viết bạn sẽ tạo ra sắp tới đây, chỉ có khả năng mang một mục đích duy nhất, đó sẽ là gì?
Nếu bạn là chuyên gia, bạn đang kinh doanh chuyên môn hoặc tiếp thị có công ty, sản phẩm dịch vụ nơi bạn làm giống như đa phần khách hàng của tôi, tôi đoán bạn sẽ một vài mục đích sau:
Làm rõ lầm tưởng, cung cấp thông tin, kiến thức cho độc giả để họ hiểu hơn về thứ gì đó.
Kể câu chuyện, trải nghiệm cùng bài học, kiến thức để thể hiện chuyên môn, quan điểm, nhấn mạnh cá tính, tính cách cá nhân
Giới thiệu về bạn, hoặc sản phẩm dịch vụ nào đó.
Truyền cảm hứng, hi vọng và đẩy cảm xúc cho độc giả để họ bắt tay vào hành động nào đó.
Hướng dẫn, đưa ra các thức, các bước để họ làm điều gì đó, hay giải quyết vấn đề của độc giả đang gặp phải
...
Cho dù là gì, hãy mang tới một mục đích cụ thể để bạn biết mình nên viết theo hướng nào, cách thức nào phù hợp với dạng bài viết này và dễ dàng đo lường được sự chuyển đổi, thay đổi của độc giả khi đọc bài viết.
2. Xác định giọng điệu và văn phong
Bạn sẽ phải dung hòa được giữa việc độc giả là ai, họ sẽ giao tiếp với bạn bằng cách xưng hô như thế nào, và bản thân bạn mong muốn xưng hô như thế nào đối với độc giả của mình. Từ đó, lựa chọn cho riêng bạn và độc giả của bạn cách xưng hô phù hợp và xuyên suốt, nhất quán với nó.
Giọng điệu và văn phong bạn sử dụng trong bài viết nên nhất quán với thương hiệu của mình và phù hợp với ngữ cảnh, cũng như phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn:
Nếu đối tượng mục tiêu là người bình thường, nên sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, tránh sử dụng các từ ngữ chuyên ngành.
Nếu đối tượng mục tiêu là chuyên gia, có thể sử dụng các từ ngữ chuyên ngành, nhưng cần giải thích rõ ràng và cụ thể.
3. Phân bổ cấu trúc bài viết hợp lý
Một bài viết được coi là chất lượng khi có cấu trúc hợp lý và dễ theo dõi. Để làm được điều đó, luôn luôn cần có "outline" bài viết trước khi soạn thảo ra một bài viết hoàn chỉnh.
Điều này sẽ giúp bạn nội dung của bạn được phân bổ khoa học, nội dung đi theo sát sườn đã phân định, tránh việc bị lan man, vòng vo, giải quyết đúng trọng tâm vấn đề.
02 cấu trúc bài viết phổ biến mình có thể giới thiệu đến bạn: