Làm sao để được công nhận là chuyên gia – ngay cả khi bạn chưa nổi tiếng?
Uy tín không nằm ở độ nổi tiếng. Mà nằm ở cách bạn thiết kế sự hiện diện đầu tiên.
Một sự thật không dễ nghe:Rất nhiều người tin rằng: phải có 10.000 follower, phải được mời talk show, phải viral vài bài viết mới được gọi là chuyên gia.
Và chính vì niềm tin đó, họ âm thầm đợi đến một ngày mình đủ nổi.Đợi có khách rồi mới làm profile.Đợi được phỏng vấn rồi mới dám chia sẻ kiến thức.Đợi người khác công nhận – rồi mới dám xưng là chuyên gia.
Nhưng sự thật là:
Uy tín không nằm ở độ nổi tiếng. Mà nằm ở cách bạn thiết kế sự hiện diện đầu tiên.
Bạn có thể chưa có sản phẩm hoàn chỉnh.Bạn có thể chỉ mới đăng vài bài viết.Nhưng nếu ai đó ghé Facebook bạn, nhìn thấy một trang cá nhân rõ ràng, chuyên sâu, đáng tin – họ vẫn sẽ inbox. Họ vẫn sẽ gọi bạn là “chuyên gia”.
Vấn đề là:
Làm sao để tạo ấn tượng đủ chuyên sâu và đáng tin ngay từ ngày đầu tiên – dù bạn chưa hề nổi tiếng?
Bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời rõ ràng, từng bước một.
II. Tư duy sai lầm phổ biến cần gỡ bỏ
Trước khi nói đến chiến lược và hành động cụ thể, bạn cần buông bỏ những niềm tin đang âm thầm kéo bạn lại. Đây là 3 lối mòn phổ biến nhất mà mình thấy ở các chuyên gia mới – và cũng là nguyên nhân khiến họ mãi không thể được nhìn nhận một cách xứng đáng.
1. “Chưa nổi thì chưa cần làm thương hiệu”
→ Sai. Nếu bạn không chủ động định vị, người khác sẽ mặc định bạn chỉ là người chia sẻ linh tinh trên mạng.Thương hiệu không phải điều xa vời – nó chính là ấn tượng mà người khác có về bạn.Và nếu bạn không tạo ra được ấn tượng gì rõ ràng, thì dù bạn có giỏi cỡ nào… người ta cũng không biết để mà tin.
2. “Phải có thành tựu lớn mới được gọi là chuyên gia”
→ Sai. Điều quan trọng không phải là bạn đã làm được gì to tát.Mà là: bạn có thể giúp ai – giải quyết được vấn đề gì – bằng hiểu biết thật sự, không phô trương.
Một mentor từng nói với mình:
“Bạn không cần phải là người giỏi nhất, bạn chỉ cần đi trước khách hàng của mình vài bước – và đủ trách nhiệm với họ.”
Nếu bạn từng giúp 1–2 người thay đổi được điều họ bế tắc – bạn đã có quyền bắt đầu.
3. “Làm nội dung cho vui, rồi từ từ tính tiếp”
→ Sai. Nội dung là công cụ chiến lược – không phải chỗ để “lên cảm hứng thì viết, chán thì nghỉ”.Bạn đang xây dựng hình ảnh công việc của mình – không phải viết nhật ký cá nhân.
Mỗi bài viết bạn đăng đều là một viên gạch dựng nên thương hiệu.Nếu bạn không có mục tiêu cụ thể, không có hệ thống nhất quán, thì sẽ rất khó để người đọc hiểu bạn là ai – và càng khó để khách hàng tiềm năng chọn bạn giữa hàng trăm lựa chọn ngoài kia.
Trong phần tiếp theo, mình sẽ chỉ cho bạn 3 bước rõ ràng nhất để xây dựng uy tín – ngay cả khi chưa nổi tiếng. Bạn sẵn sàng bắt tay vào xây dựng “profile chuyên gia” trên mạng xã hội một cách đúng đắn chưa
III. 3 bước giúp bạn được công nhận là chuyên gia – kể cả khi follower chưa nhiều
Nếu bạn chưa nổi tiếng, thì việc đầu tiên không phải là làm viral – mà là thiết kế hệ hiện diện khiến người khác tin tưởng bạn ngay khi lướt qua.
Dưới đây là 3 bước bạn có thể làm trong vòng 3–7 ngày để tạo ấn tượng uy tín – ngay cả khi bạn chưa từng được ai nhắc đến.
Bước 1: Thiết lập nền tảng chuyên nghiệp trên trang cá nhân
Trước khi viết nội dung hay chia sẻ case study, hãy đảm bảo Facebook cá nhân – nơi người ta tìm bạn đầu tiên – đã thể hiện rõ bạn là ai, làm gì và đáng tin cỡ nào.
Checklist việc cần làm:
Ảnh đại diện: rõ mặt, sáng sủa, thần thái chuyên gia (không nên dùng ảnh selfie, ảnh cưới hoặc ảnh nhóm)
Ảnh bìa: thể hiện thông điệp, ngành nghề hoặc slogan thương hiệu cá nhân
Phần “About/Bio”: ghi rõ bạn giúp ai – bằng cách nào – để đạt kết quả gì
Đặt mình vào vị trí khách hàng lạ ghé profile bạn lần đầu:Họ có biết bạn đang làm gì không?Họ có thấy được bạn đang phục vụ ai và mang lại giá trị gì không?
Gợi ý hỗ trợ: Bạn có thể sử dụng Checklist Tự Đánh Giá Kênh Facebook Cá Nhân (cuối bài viết) để rà soát từng chi tiết này.
Bước 2: Thiết kế một album “Work Sample” thể hiện năng lực thật
Follower ít không thành vấn đề. Nhưng nếu ai đó vào Facebook bạn – họ có thấy bạn “thật sự biết mình đang làm gì” không?
Một album “Work Sample” là cách đơn giản và hiệu quả nhất để chứng minh năng lực mà không cần nói quá nhiều.
Cách thực hiện:
Tạo album có tên rõ ràng: “Dự án đã làm”, “Feedback học viên”, “Hành trình khách hàng”
Mỗi ảnh là một case nhỏ, kèm mô tả ngắn gọn:
Khách hàng là ai, gặp khó khăn gì?
Bạn đã hỗ trợ như thế nào?
Kết quả đạt được sau khi làm việc cùng bạn?
CTA nhẹ: “Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề này, đừng ngần ngại inbox.”
Lưu ý: Không cần dùng ảnh thiết kế cầu kỳ – ảnh chụp bài tập, feedback thật, ảnh workshop, slide training… đều có giá trị nếu bạn trình bày mạch lạc.
Bước 3: Viết và ghim một bài giới thiệu bản thân thật rõ ràng
Đây là bài viết duy nhất bạn bắt buộc phải có – và cần ghim lên đầu trang cá nhân.Nó sẽ là “điểm chạm đầu tiên” giúp người đọc cảm thấy: “Người này biết mình đang làm gì – mình muốn tìm hiểu thêm.”
Cấu trúc gợi ý cho bài Introduce Post:
Bạn là ai – vì sao bạn chọn công việc này?→ Chia sẻ chân thật nhưng không lan man. Hãy nhấn vào lý do bạn hiểu sâu điều mình đang làm.
Bạn giúp ai – bằng cách nào – và kết quả gì?→ Trình bày rõ chuyên môn, lĩnh vực bạn tập trung, và giá trị bạn mang lại
Lý do bạn đáng tin:→ Học vấn, kinh nghiệm thực chiến, câu chuyện từng giúp ai đó, hoặc phương pháp bạn tự đúc kết
Lời mời kết nối:→ “Nếu bạn đang cần [giải pháp], hãy inbox hoặc theo dõi để nhận thêm chia sẻ từ mình.”
Bạn chỉ cần thực hiện đúng 3 bước trên, trong vòng 1 tuần là đã có một nền tảng đủ chuyên nghiệp và đáng tin để khởi đầu.
Trong phần tiếp theo, mình sẽ chia sẻ một case study thực tế: một học viên chưa nổi tiếng, không có sản phẩm lớn, nhưng đã được inbox mời hợp tác chỉ sau khi chỉnh sửa profile + đăng bài Work Sample
IV. Case thực tế: Từ người chưa nổi đến được mời hợp tác sau 3 tuần
Trong các chương trình mentoring của Visible You, mình từng gặp rất nhiều bạn chưa từng viết bài bán hàng, chưa từng xây thương hiệu cá nhân, nhưng chỉ sau vài bước chỉnh sửa – đã có kết quả rất thật.
Dưới đây là hai minh chứng điển hình từ chương trình thực hành 3 ngày “MAKEUP FACEBOOK PROFILE 4 EXPERT” – Biến Facebook thành công cụ thu hút khách hàng” do mình và chị Linh Phan tổ chức.
Trường hợp 1: Chị Minh Tâm, Early Learning Stratery: Sản phẩm mentoring tiền tiểu học
Chị Tâm tham gia chương trình với tâm thế: Đang hơi lười, nên tham gia cho vui, có động lực làm. Mà ai ngờ!
Sau khi hoàn thành bài tập Ngày 2 – tạo một work sample ngắn gọn chia sẻ phương pháp dạy học và kết quả học viên, chị đã đăng bài vào buổi tối. Đến sáng hôm sau, inbox bắt đầu nổ.
Vì sao bài viết của chị hiệu quả?
Pain point rõ: “Phụ huynh lo con học mãi không vào” – chạm đúng mối lo cấp thiết
Giải pháp rõ ràng: trình bày quy trình dạy học, phương pháp cá nhân hóa, kết quả cụ thể
Lời mời rõ ràng: “Ai cần lớp kèm tháng 3 thì inbox ngay”
Kết quả: chốt học viên cho chương trình trị giá 20 triệu chỉ từ một bài viết.
Trường hợp 2: Tina – Executive Coach
Tina là một executive coach, follower dưới 1.000 người, hầu như không xuất hiện công khai. Nhưng sau khi được hướng dẫn viết lại phần bio + bài ghim profile + album feedback khách hàng, Tina đăng một bài chia sẻ trải nghiệm khách hàng thực tế.
Hiệu ứng:
Lượt tương tác so với thông thường
Có 2 người chủ động inbox xin tư vấn
Một người chốt lịch coaching, người còn lại hẹn tháng sau quay lại
Quan trọng nhất: chị Tina không thay đổi con người, chỉ thay đổi cách xuất hiện và cách kể lại những điều mình đã thật sự làm được.
Bạn không cần viral để được tin.Bạn chỉ cần thể hiện đúng giá trị mình đang có – một cách mạch lạc và nhất quán.
Bạn không cần nổi tiếng. Bạn cần rõ ràng và đáng tin.
Sự công nhận không đến từ số like.
Nó đến từ sự nhất quán bạn thể hiện, từ cách bạn trình bày chính mình – rõ ràng, chuyên sâu, đáng tin – dù chỉ bằng vài dòng bio và vài bài viết đầu tiên.
Bạn không cần khoe khoang.Bạn cũng không cần giả vờ thành công.Điều bạn cần là thể hiện được rằng: bạn hiểu mình đang làm gì, và bạn thật sự có giá trị giúp đỡ người khác.
Càng rõ ràng bạn là ai, dành cho ai, giúp gì, bạn càng dễ được công nhận là chuyên gia ngay cả khi chưa ai biết đến bạn.
Nếu bạn cảm thấy mình đang “giỏi nghề nhưng chưa ai biết đến”, hoặc cần rà soát lại cách bạn đang xuất hiện trên Facebook. Hãy bắt đầu từ một bước nhỏ: làm cho người khác thấy được bạn thật sự là ai và có thể giúp gì.
Mình đã chuẩn bị sẵn Checklist Tự Đánh Giá Kênh Facebook Cá Nhân, kèm theo hướng dẫn từng bước để bạn chỉnh sửa và xây dựng nền tảng thương hiệu vững chắc từ chính profile cá nhân.
Còn nếu bạn đang thực sự muốn bắt tay vào làm thương hiệu một cách chỉn chu, có chiến lược, xin mời book lịch tư vấn nhanh với Mina để được hỗ trợ.