Đích đến phía sau một thương hiệu cá nhân là gì?
Hãy rõ ràng, thẳng thắn về những gì bạn BIẾT và đưa lời HỨA về những gì bạn có thể cung cấp!
Đang ngồi rà soát và sắp xếp lịch tuần tới thì mình nhận được tin nhắn:
“Mina ơi, tròn 1000 người follow em ạ”.
-Từ 633 lên 1000 cũng không tệ chị nhỉ.
Ừ, không cao lắm nhưng chị thấy có vẻ mọi người biết đó biết mình là ai rồi mới follow.”
Đây chính xác là những gì mà mình cố gắng để các bạn học viên nhận ra khi tới với Visible You.
Con số - đồng ý là cũng quan trọng. Chúng mình cũng có cả bảng theo dõi traffic của học viên mà. Nhưng đó chỉ là một trong yếu tố để chúng mình đánh giá và đo lường hiệu quả thôi. Bởi chìa khóa nằm ở câu hỏi “chúng ta làm được gì với con số đó?”.
Trên thực tế, mình quen nhiều anh chị làm việc freelance mà mình vẫn trêu là “underground”, họ sống kiểu như giới trẻ nói là “lowkey”. Họ sống rất lặng lẽ, tuy nhiên họ vẫn nhận được nhiều cơ hội việc làm tốt, vẫn được đồng nghiệp trong giới tôn trọng. Họ không cần tới trang cá nhân hoành tráng.
Trong lớp về thương hiệu, mình cũng đã nhấn mạnh với học viên rằng: đồng ý mạng xã hội là cái nôi đưa tên tuổi, hình ảnh của chúng ta lan tỏa tới nhiều người nhất trong thời gian nhanh nhất. Nhưng mạng xã hội không phải là kênh duy nhất để xây dựng thương hiệu cá nhân. Đó sẽ còn là nơi chúng ta sống, tổ chức chúng ta đang làm việc và phục vụ, một bữa tiệc, một hội thảo mà chúng ta tham gia, đó là môi trường thật ngoài không gian mạng.
Tại sao lại thế?
Mọi người thử để ý mà xem:
Trong một công ty, ai sẽ là người được giao cho một dự án quan trọng, ai sẽ là người mà đồng nghiệp sẽ kính trọng và hỗ trợ?
Trong một buổi pitching, ai sẽ là người lấy được hợp đồng thầu của đối tác?
Trong một buổi tư vấn, đâu sẽ là thứ khiến khách hàng đồng ý đi với ta nhiều buổi tiếp theo?
Tôi cá là đó không phải là do họ có một profile 10 nghìn hay 100 nghìn lượt theo dõi mà bởi vì họ là người có năng lực, giúp được khách hàng và tạo được sự tin cậy tuyệt đối.
Bởi thế mới nói, suy cho cùng dù có xuất hiện ở đâu, trên Facebook hay trong một cuộc họp thì offline thì đó vẫn là ta mà thôi. Một thể thống nhất. Chúng ta dễ dàng ba hoa trên Facebook chứ trong cuộc nói chuyện thì không.
Đối tác, khách hàng của chúng ta cũng rất thông minh, họ tiêu tiền cũng cực kì thông thái, họ sẽ không lãng phí nếu để nhận lại được giá trị bằng 0.
Bởi thế mới nói, việc xây dựng thương hiệu cá nhân không chỉ là thu hút những con số hay làm một một website có logo ấn tượng. Điều ẩn sâu trong đó chính là hành trình xây dựng sự uy tín trong ngành nghề của bạn trên mạng xã hội.
Uy tín là mới là thứ nền tảng của mọi quan hệ, khởi đầu cho sự hợp tác, kinh doanh. Nó là thứ giúp bạn có được sự tôn trọng và niềm tin từ khách hàng và đối tác của mình.
Khi bạn có sự tín nhiệm từ độc giả, bạn sẽ từng bước được xem là một chuyên gia trong lĩnh vực của mình một cách tự nhiên, không gò ép. Bạn thêm cơ hội thu hút được những dự án mới, cộng sự tài năng.
Bằng cách giữ cho lời hứa, kiên trì cung cấp giá trị cho độc giả và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ có thể xây dựng được một sức ảnh hưởng mạnh mẽ.
Vậy nên có nhiều người theo dõi thì rất tốt nhưng nếu họ biết mình là ai, quan tâm mình làm gì và tin tưởng mình thật thì đó lại là điều trân quý hơn nữa. Và hãy tập trung vào đích đến đó.
Và sau đây sẽ là 3 cách giúp bạn chạm tới điểm đến này.
1. Biết và hiểu chính bản thân mình.
Theo Viện Công nghệ New Jersey, Có tới 80%người tiêu dùng nói rằng 'tính xác thực của nội dung' là yếu tố có ảnh hưởng nhất trong việc nhấn follow một thương hiệu nào đó.
Nếu bạn muốn được coi là chân thực và đáng tin cậy, bạn cần hiểu về bản thân trước khi thể hiện đúng mình trước độc giả.
Tuy nhiên, nhiều người mình tới với mình để tìm sự giúp đỡ, trong đầu họ chỉ nghĩ rằng làm thế nào để xây được kênh, làm thế nào để thu hút được nhiều sự chú ý, làm thế nào để nói về những gì bản thân đang làm… Nhiều người may mắn luôn biết rõ được đáp án bản thân mình là ai, đại diện cho điều gì thì họ có thể cứ thế tiến lên, nhưng ngược lại, phần đa trong số đó thì đã loay hoay trong việc làm thế nào để thoải mái khi xuất hiện.
Không phải họ đang cố ý muốn thể hiện khác đi mà cơ bản họ còn đang lầm tưởng về chính họ. Như thế đúng là mình đó, nhưng đó lại không hoàn toàn là mình. Họ liên tục thay vai, đổi hướng, liên tục có cảm giác mà thời nay họ hay nói là thấy “cấn cấn”.
Ừ đấy nhưng họ không biết là vì làm sao. Đó là bởi vì họ không tự học cách tìm hiểu sâu về những mảnh ghép trong con người mình và thể hiện ra ngoài một cách thống nhất.
Ngoài ra, để đưa một thương hiệu khỏe mạnh ra cộng đồng, bạn cần phải xác định thông điệp của mình. Và, để xác định thông điệp của mình, bạn phải có sự rõ ràng – về giá trị của bạn, điểm khác biệt của bạn, không gian cụ thể mà bạn chiếm giữ trong hệ sinh thái của thị trường.
Một khi biết chính mình, biết điều mà bạn đang đại diện cho, ban sẽ hiểu làm thế nào để điêu khắc thương hiệu tốt nhất cũng như khiến độc giả cảm thấy rằng đây mà hình mẫu siêu chân thực.
Vì vậy, hãy cho bản thân thời gian để khám phá, tìm hiểu sâu về con người bạn và cách bạn muốn thể hiện, mang tới với thế giới.
Nếu bạn cần một người đồng hành để bắt đầu, hãy đăng ký lớp học Real You để được hướng dẫn là kèm cặp thực hành mỗi ngày. Ngoài việc giúp bạn thấu rõ bản thân, chúng mình sẽ cung cấp cho bạn những công cụ tinh gọn để bạn thể hiện mình ra với công chúng một cách thoải mái nhất.
2. Thông điệp uy tín từ nơi uy tín
Một trong những lời khuyên quan trọng nhất mà mình muốn nói ở đây, đặc biệt nếu bạn mới bắt đầu là: Show it, don’t tell it.
Bạn cần có sự tự tin, tính liên quan và thể hiện rằng bạn không chỉ đơn giản là liên tục đưa ra lời khuyên mà hãy cho độc giả thấy rằng cá nhân bạn thực sự gặt hái những phần thưởng khi thực hiện những điều mà bạn nói tới. Hãy nhấn mạnh đó là những gì bạn đã được thử và đúng.
Nó đã được chứng minh là có lý do. Trong bài báo “Tiềm thức của người tiêu dùng (Và cách tiếp cận nó), giáo sư Gerald Zaltman của Trường Kinh doanh Harvard tiết lộ nghiên cứu cho thấy: “95% quyết định mua hàng của chúng ta dựa trên suy nghĩ trong tiềm thức.”
Bộ não con người được kết nối để thu thập thông tin sẵn có và đưa ra phán đoán. Vì vậy, nếu chúng ta muốn khách hàng tiềm năng mua hàng của chúng ta, chúng ta cần đầu tư và chỉn chu về những thông tin mà chúng ta cho họ thấy.
Nếu bạn muốn trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình nhưng trang web của bạn trông như được xây dựng từ nghìn năm trước, không một thông tin cập nhật về thị trường hiện tại thì bạn khó có thể thuyết phục người khác minh là người không nắm bắt kịp xu hướng hay trong có vẻ là người am hiểu về ngành này.
Nếu bạn đang tính phí được cho là cao cho dịch vụ của mình nhưng testinonial, hay mẫu sản phẩm mà độc giả thấy ở trang cá nhân đã được cập nhật lần cuối vào 3 năm thì nghĩa là bạn không thể hiện được năng lực hoặc tài năng tốt nhất của mình cho công chúng thấy.
Bạn không thể liên tục đưa ra sai hoặc các thông điệp mâu thuẫn, đối lập nếu muốn trở thành Thought Leader trong ngành của mình. Như vậy, mọi người sẽ đặt câu hỏi về chuyên môn và những lời khuyên mà bạn đưa ra.
Tất cả những yếu tố này tạo nên độ tin cậy của bạn, tất nhiên đó có thể chỉ là những giả định và đánh giá trong tiềm thức mà mọi người đưa ra dựa trên hình thức và cách bạn thể hiện ra bên ngoài. Nhưng bạn biết đó, chúng ta là con người, và chúng ta không thể phủ nhận chúng ta đánh giá một cuốn sách qua trang bìa của nó.
Vì thế, một trong những điều dễ dàng nhất và bạn có thể làm để cải thiện uy tín của mình là luôn luôn cập nhật thông tin, nâng cấp chất lượng bài viết của mình. Đầu tư vào thương hiệu, thông điệp và tài sản thông tin của mình như: trang web, bản tin, hình minh họa, một cuốn sách, v.v… Tin mình đi, bạn bỏ ra bao nhiêu công sức thì sẽ được đền đáp xứng đáng bấy nhiêu.
Bằng chứng là cá nhân mình đã bắt tay vào xây dựng bản tin này vào 8 tháng trước và hiện tại mình đã định vị bản thân trong lĩnh vực này, đồng thời gặt hái được nhiều thành tựu nhất định trong công việc. Các học viên của chương trình Visible You hiện tại cũng đang hào hứng và dồn sức lực vào việc xây dựng các kênh dành cho chuyên gia, sản xuất nội dung chuyên sâu, chất lượng cao bởi họ thấy được tiềm năng của nó. Nếu bạn quan tâm chương trình, có thể tham khảo thêm tại đây.
3. Một lời hứa chân thành
Bất cứ khi nào bạn mua một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó, có phải hình dung trong đầu bạn là những gì bạn mua, nó sẽ hoạt động và cải thiện công việc hoặc cuộc sống của bạn như thế nào không?
Thông thường, những kỳ vọng này dựa trên các giả định, điều này có thể dẫn đến sự thất vọng thực sự khi bạn đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ mới khi vào hoạt động. Đôi khi những kỳ vọng này được xây dựng dựa trên khuyến nghị của người khác. Nhưng phần lớn, những lời hứa này được truyền đạt bởi chính bạn.
Một lời hứa thương hiệu có thể được nói ra trước công chúng, hoặc nó có thể được thể hiện một cách tinh tế hơn trong cách thể hiện và truyền tải trải nghiệm thương hiệu.
Ví dụ, nhiều năm trước, FedEx đã tuyên bố rằng đó là: “ Đồ của bạn sẽ được vận chuyển tới nơi chỉ trong một đêm/Your package will get there overnight. Guaranteed.”—một lời hứa công khai vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay.
Hoặc chúng mình luôn cố gắng truyền tải rằng: Xây dưng thương hiệu bản chất chính là hành trình xây dựng sự uy tín và chân thật (building authenticticy and credibility và Visible You sẽ được hướng dẫn bạn làm điều đó một cách tinh gọn.
Tất nhiên, một lời hứa chỉ sẽ là lời hứa nếu nó được đảm bảo thực hiện. Nếu bạn không giữ đúng lời hứa của mình và thể hiện nó cho độc giả thấy thì danh tiếng và thậm chí doanh thu sẽ giảm sút. Niềm tin và sự tín nhiệm là cực kỳ khó lấy lại.
Bởi vậy, hãy chắc chắn rằng thông điệp về bạn, sản phẩm của bạn đã được đưa ra rõ ràng và khách hàng của bạn hiểu chính xác bạn sẽ mang lại lợi ích gì. Đừng hứa hẹn quá mức, nó sẽ khiến bạn áp lực nhưng không không cần quá tự ti bởi nó không thể hiện đúng năng lực của bạn.
Bạn hãy thử đưa ra các bằng chứng chứng minh cho những lời hứa: những kết quả, nghiên cứu điển hình, lời chứng thự, những trải nghiệm khách hàng của bạn, sự xuất hiện ở tổ chức uy tín, v.v…
Nếu bạn hứa với khách hàng rằng họ có thể tăng gấp đôi thu nhập với bao nhiêu %, thì bạn phải có khả năng hỗ trợ yêu cầu đó bằng dữ liệu và câu chuyện thành công từ các khách hàng trước đó. Bạn phải cho khách hàng mới thấy kết quả thực sự một cách nhanh chóng.
Vì vậy, hãy rõ ràng, thẳng thắn về những gì bạn BIẾT và đưa lời HỨA về những gì bạn có thể cung cấp!.