Chiến lược giúp bạn không bao giờ còn bí ý tưởng
Ai nói: " Mọi ý tưởng đều phải hoàn toàn mới " hay "Chỉ có người tài năng mới có thể sáng tạo liên tục"?
Trước khi mở đầu bài viết này, mình phải cảm ơn những độc giả, những subcriber của bản tin Visible You, vì các bạn đã đón đọc và dành thời gian chia sẻ, tìm mình hỗ trợ trong các phiên 1:1.
Thông qua những phiên trò chuyện này, không chỉ các bạn nhận được gợi ý, chia sẻ, mà bản thân mình cũng ghi nhận được rất nhiều đóng góp, lắng nghe những câu chuyện, khó khăn, lo lắng của các bạn. Từ đó, mình cho ra những bản tin hữu ích và gần gũi hơn với mọi người. Bản tin lần này cũng xuất phát từ buổi làm việc 1:1 miễn phí đó.
Câu chuyện hôm đó là thế này. Chị D là một chuyên gia kinh doanh tự do với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của mình và chị bắt tay vào xây dựng thương hiệu cá nhân kể từ khi bước ra làm Solopreneur. Trong mắt mình, chị D đâu đó đã có thành công trong việc thu hút và duy trì sự quan tâm của khách hàng.
Nhưng bất ngờ là trong cuộc trò chuyện với mình, chị D chia sẻ nỗi mệt mỏi của mình khi phải liên tục sáng tạo nội dung: “Chị cảm thấy kiệt sức và không còn hứng thú mỗi khi phải ngồi xuống viết bài mới. Chị THẤY MỆT VÌ PHẢI VIẾT CONTENT”
Chị D kể: trong suốt thời gian tham gia thử thách viết nội dung hàng ngày của mentor Linh Phan, cô cảm thấy tràn đầy năng lượng và ý tưởng. Nhưng sau khi thử thách kết thúc, chị lại lúng túng, không biết viết gì tiếp theo. Mỗi lần phải nghĩ ra ý tưởng mới, chị lại cảm thấy áp lực và mệt mỏi.
Mình nghĩ khi nghe câu chuyện này, mọi người sẽ thấy quen quen, đặc biệt với những ai đã và đang trong công cuộc chia sẻ nội dung, xây dựng sự uy tín. Kể để thấy, việc "bí ý tưởng" không chỉ xảy ra khi bạn mới viết. Đối với cả những người đã viết lâu, viết nhiều thì việc duy trì một luồng ý tưởng mới mẻ và hấp dẫn không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Vậy làm sao để vượt qua cảm giác, tình trạng “bí ý tưởng” này và tiếp tục tạo ra nội dung chất lượng? Hãy cùng tìm hiểu một số chiến lược giúp bạn luôn có nguồn cảm hứng mới và duy trì năng lượng trong công việc sáng tạo nội dung ở bản tin tuần này nhé.
Đầu tiên, bạn phải ngồi phân tích và hiểu rõ những nguyên nhân gây nên "bí ý tưởng" trước. Từ những lí do này, mình sẽ hướng dẫn bạn đi tìm cách tương ứng để xử lý, vượt qua tình trạng này.
1. Nguyên nhân gây nên bí ý tưởng
1.1 Áp lực phải sáng tạo liên tục
Trong thời đại số, ai ai cũng chia sẻ nội dung, bán hàng qua nội dung, áp lực phải liên tục cập nhật và chia sẻ nội dung là rất lớn. Chúng ta cảm thấy mình phải luôn "có mặt" trên mọi nền tảng, mọi lúc, mọi nơi. Điều này không chỉ gây căng thẳng mà còn làm giảm chất lượng nội dung do thiếu thời gian để suy nghĩ và phát triển ý tưởng một cách cẩn thận.
Chúng ta cần nhớ rằng, chất lượng quan trọng hơn số lượng, và việc chia sẻ những nội dung chất lượng cao sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho khán giả của mình. Nếu bạn thấy chưa thuyết phục, xin mời đọc thêm bài viết:
1.2 Thiếu kế hoạch và chiến lược nội dung
Nhiều người trong chúng ta bắt đầu chia sẻ nội dung mà không có một kế hoạch cụ thể. Chúng ta cứ "cắm đầu" vào làm mà quên mất việc lên chiến lược dài hạn. Một chiến lược nội dung rõ ràng sẽ giúp chúng ta định hướng và duy trì sự nhất quán, từ đó giảm bớt áp lực sáng tạo mỗi ngày.
1.3 Burnout do làm việc quá sức
Khi cố gắng duy trì tần suất chia sẻ cao, chúng ta dễ rơi vào tình trạng kiệt sức, ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo. Burnout không chỉ làm giảm hiệu quả công việc mà còn làm mất đi niềm vui và đam mê trong công việc sáng tạo nội dung.
Trước hết, hãy lắng nghe cơ thể và tâm trí của mình, biết khi nào cần nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng. Chúng ta cần nhớ rằng, việc chăm sóc bản thân cũng quan trọng không kém gì việc chăm sóc thương hiệu. Đây cũng là thứ bí mật mà ít nhà sáng tạo nội dung nào nói cho bạn biết!
1.4 Mất kết nối với đối tượng mục tiêu
Đôi khi, chúng ta quá tập trung vào việc sản xuất nội dung mà quên mất lắng nghe nhu cầu thực sự của khán giả. Mất kết nối với đối tượng mục tiêu sẽ khiến nội dung trở nên kém hấp dẫn và không đáp ứng được mong đợi của khán giả, dẫn đến việc thiếu ý tưởng mới.
1.5 Thiếu nguồn cảm hứng và input mới
Nếu không liên tục học hỏi và trải nghiệm, chúng ta sẽ nhanh chóng cạn kiệt ý tưởng. Việc tiếp xúc với những ý tưởng mới, tham gia các khóa học, đọc sách hay giao lưu với những người cùng ngành sẽ giúp chúng ta duy trì nguồn cảm hứng dồi dào và không ngừng sáng tạo.
Hãy thử ngồi xuống và rà soát lại xem vấn đề của bạn đang ở đâu và cùng bình luận cho mình biết nhé.
Và trước gợi ý cho bạn một vài cách giải quyết vấn đề, hãy cùng nhau phá vỡ một số quan niệm sai lầm thường gặp. Mình tin rằng, dọn dẹp những suy nghĩ cũ kỹ, sẽ giúp bạn học được hiệu quả hơn.
2. Những lầm tưởng thường gặp
2.1: Mọi ý tưởng đều phải hoàn toàn mới
Đây chính xác là những gì mà chị D chia sẻ với mình. Nó cũng chính là một áp lực không cần thiết. Thực tế, nhiều ý tưởng "cũ" vẫn có thể được trình bày theo cách mới mẻ và hấp dẫn. Chúng ta không nhất thiết phải luôn tìm ra những ý tưởng hoàn toàn mới.
Điều quan trọng là cách chúng ta mang đến giá trị và làm cho nội dung trở nên thú vị, hấp dẫn với khán giả của mình. Hãy tìm cách tái sử dụng những ý tưởng cũ với góc nhìn mới, bạn sẽ thấy việc sáng tạo nội dung trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
2.2. Chỉ có người tài năng mới có thể sáng tạo liên tục
Sáng tạo là một kỹ năng có thể rèn luyện. Với phương pháp đúng đắn, ai cũng có thể trở thành một nhà sáng tạo nội dung xuất sắc. Đừng tự giới hạn bản thân bằng cách nghĩ rằng chỉ những người có tài năng bẩm sinh mới có thể sáng tạo. Hãy kiên nhẫn, thực hành và không ngừng học hỏi, chúng ta sẽ thấy kỹ năng sáng tạo của mình ngày càng tiến bộ.
Mình có nhiều anh/chị mentee, partner đều là dân không chuyên trong sáng tạo nội dung. Họ là chuyên gia trong lĩnh vực hoàn toàn khác biệt như dược sỹ, data analysit, nghiên cứu, v.v.…. Họ thậm chí gặp nhiều khó khăn trong việc bước ra chia sẻ, ghi chép ý tưởng suy nghĩ thành con chữ, nhưng giờ đây họ có thể viết bài, sáng tạo nội dung hàng ngày ở kênh cá nhân.
Họ đã có nhiều bài viết giá trị cho độc giả, có chỗ đứng nhất định và những thành công nhất định. Trong số đó phải kể tới Product advisor
tại bản tin The Product of You, Parenting Educator Minh Tâm, Cẩm Tú, dược sĩ - pregnancy support với bản tin , Phương Nhung tại bản tin Data-driven insight và nhiều học viên khác.2.3. Nội dung chất lượng phải dài và phức tạp
Không hẳn! Đôi khi, một tip ngắn gọn, súc tích lại mang lại giá trị cao hơn một bài viết dài dòng. Điều quan trọng là nội dung của chúng ta phải giải quyết được vấn đề cụ thể của khán giả và mang lại giá trị thực sự. Hãy tập trung vào chất lượng thay vì số lượng, và nhớ rằng sự ngắn gọn và rõ ràng đôi khi lại là điều mà khán giả mong đợi nhất.
2.4. AI sẽ thay thế hoàn toàn công việc sáng tạo nội dung
AI là công cụ hỗ trợ tuyệt vời, nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn sự sáng tạo và trải nghiệm của con người. AI có thể giúp chúng ta xử lý thông tin nhanh chóng và cung cấp gợi ý, nhưng chính chúng ta, với những cảm xúc, kinh nghiệm và sự thấu hiểu đối tượng mục tiêu, mới có thể tạo ra những nội dung thực sự ý nghĩa và kết nối với khán giả. Hãy xem AI như một trợ thủ đắc lực thay vì một đối thủ cạnh tranh.
Hết rồi, giờ thì chúng mình thực sự tới phần giải pháp và hướng dẫn nhé.
3. Giải pháp xử lý bí ý tưởng ngắn hạn.
3.1. Lên danh sách ý tưởng (Idea bank)
Một ngân hàng ý tưởng sẽ giúp chúng ta luôn sẵn sàng với những ý tưởng mới.
Dành thời gian brainstorming: Hãy viết ra mọi ý tưởng, dù nhỏ nhất. Đôi khi, một ý tưởng nhỏ có thể phát triển thành một chủ đề lớn.
Sử dụng công cụ quản lý ý tưởng: Trello, Notion, Note hoặc excel, bất kỳ công cụ nào bạn thấy phù hợp để quản lý và theo dõi các ý tưởng của mình. Điều này giúp chúng ta dễ dàng truy cập và cập nhật ý tưởng khi cần.
3.2 Lắng nghe trong quá trình làm việc
Hãy dành thời gian để tương tác, lắng nghe và thấu hiểu khán giả của mình. Điều này không chỉ giúp chúng ta nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của họ mà còn tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn. Hãy đọc hướng dẫn cụ thể của mình ở phía dưới nhé.
Ghi chú lại những câu hỏi thường gặp từ khách hàng: Những câu hỏi này thường phản ánh các vấn đề và thắc mắc phổ biến mà nhiều người đang quan tâm.
Biến thắc mắc thành các chủ đề nội dung hữu ích: Trả lời các câu hỏi này dưới dạng bài viết, video hoặc podcast sẽ giúp giải quyết nhu cầu của nhiều người khác.
3.3. Sử dụng công cụ AI hỗ trợ
AI có thể trở thành trợ thủ đắc lực trong quá trình sáng tạo nội dung.
Thử nghiệm với các công cụ như ChatGPT, Google Germini, Claude: Sử dụng AI để brainstorm và phát triển ý tưởng mới. Các công cụ này giúp tạo ra các đề xuất nội dung nhanh chóng và hiệu quả.
Lưu ý: Hãy xem AI như một trợ lý, không phải người thay thế bạn hoàn toàn. Sự sáng tạo và cảm xúc của con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất.
3.4. Xây dựng thói quen đọc và học hỏi liên tục
Việc liên tục cập nhật kiến thức và học hỏi sẽ giúp chúng ta luôn tràn đầy cảm hứng. Bởi kiến thức là hữu hạn, đặc biệt trong việc sáng tạo nội dung, kiến thức, xu hướng mới được cập nhật hàng ngày, hàng giờ.
Đặt mục tiêu đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tháng: Học hỏi từ các tác giả, chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.
Theo dõi các chuyên gia hàng đầu trong ngành: Trên các nền tảng mạng xã hội, học hỏi từ những chia sẻ và kinh nghiệm của họ.
Nếu bạn thấy cuốn sách nào hay, đáng đọc thử thì cùng gợi ý cho mình nhé.
4. Chiến lược dài hạn để duy trì nguồn ý tưởng
4.1 Xây dựng lịch nội dung (content calendar)
Đó cũng là bài học mà chúng mình luôn hướng dẫn ở chương trình Branding from Inside Out. Bởi một chiến lược nội dung rõ ràng sẽ giúp chúng ta định hướng và duy trì sự nhất quán, từ đó giảm bớt áp lực sáng tạo mỗi ngày. Hãy dành thời gian để lập kế hoạch, xác định mục tiêu và đối tượng khán giả, chúng ta sẽ thấy việc tạo nội dung trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Lên kế hoạch nội dung trước ít nhất 1-3 tháng để có sự chuẩn bị sớm nhất. Nội dung nên bám sát một mục tiêu với một nhóm từ khóa nhất định, trong một giai đoạn cụ thể để tạo ấn tượng tốt, không lãng phí cơ hội, mục tiêu kinh doanh của mình.
Nếu bạn còn đang loay hoay với kế hoạch nội dung, bạn có thể đăng kí bản tin trả phí của chúng mình để nhận gợi ý hàng tháng.
4.2. Tìm hiểu insight khách hàng
Hiểu rõ nhu cầu của đối tượng mục tiêu là bước quan trọng nhất để tạo ra hệ thống ý tưởng nội dung có giá trị.
Thực hiện các cuộc khảo sát, phỏng vấn: Hỏi trực tiếp khách hàng về những vấn đề họ quan tâm, mong muốn và thách thức họ đang gặp phải.
Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu: Google Analytics, Facebook dashboard, và các công cụ quản lý của từng nền tảng sẽ giúp chúng ta nắm bắt được xu hướng tìm kiếm và hành vi của khách hàng. Điều này cung cấp cho chúng ta một nền tảng dữ liệu vững chắc để phát triển nội dung.
4.2 Tái chế và tái sử dụng nội dung cũ
Nội dung cũ vẫn có thể mang lại giá trị mới nếu chúng ta biết cách tái sử dụng. Đừng lãng phí tài nguyên của mình.
Biến một bài blog, bản tin thành series video ngắn: Mỗi đoạn video có thể tập trung vào một điểm chính của bài viết.
Tổng hợp các bài viết cũ thành một ebook hoặc khóa học online: Cung cấp một góc nhìn tổng quan và chi tiết hơn cho khán giả.
Bạn cũng có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết tại:
4.3 Hợp tác với các chuyên gia khác trong ngành
Hợp tác mang lại nhiều ý tưởng mới mẻ và mở rộng mạng lưới kết nối.
Tổ chức các buổi phỏng vấn hoặc livestream chung: Chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức từ các chuyên gia khác.
Viết bài guest post trên blog hoặc newsletter của nhau: Tạo ra nội dung đa dạng và phong phú hơn.
Nhưng lưu ý, hãy kết hợp với chuyên gia cùng lĩnh vực hoặc chung một tệp độc giả để cùng tận dụng và lan tỏa sức ảnh hưởng cho nhau nhé.
Lời kết:
Đây là một bài viết rất dài, nhưng cảm ơn bạn vì đã kiên nhẫn đọc tới đây.
Để kết lại bài viết này, mình chỉ muốn nhắn nhủ: Bí ý tưởng là một trải nghiệm mà mọi nhà sáng tạo nội dung nào cũng đều gặp phải. Nhưng với những chiến lược và công cụ mà mình gợi ý, mình tin chắc bạn hoàn toàn có thể vượt qua thách thức này.
Hãy nhớ rằng, quá trình sáng tạo nội dung không phải là một cuộc chạy nước rút, mà là một cuộc marathon dài hơi. Điều quan trọng là phải kiên nhẫn, liên tục học hỏi và không ngừng thử nghiệm.
Cuối cùng, mình muốn để lại cho bạn câu hỏi: "Điều gì khiến bạn cảm thấy hứng thú nhất trong lĩnh vực của mình? Bạn nghĩ làm thế nào bạn có thể biến niềm đam mê đó thành nguồn cảm hứng bất tận cho nội dung của mình?"
Hãy chia sẻ câu trả lời của bạn trong phần bình luận nhé! Và đừng quên theo dõi newsletter của Visible You để nhận thêm nhiều tips hữu ích cho hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn.
Chúc bạn luôn tràn đầy cảm hứng và sáng tạo!
Hoặc đăng kí gói Expand your Impact, bao gồm: content plan cho năm 2025 và đọc bản tin Visible You tới hết 12/2024, chỉ với 299k (ưu đãi dành riêng cho độc giả của Visible You), bạn cho mình hỏi ý này là hiện vẫn đăng ký được chứ không giới hạn thời gian ạ?