

Discover more from Visible You
Theo nghiên cứu, nỗi sợ là một loại cảm xúc rất tự nhiên trong tâm trí, nhưng nó có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ trong cơ thể mỗi người. Nỗi sợ cảnh báo chúng ta về sự hiện diện của nguy hiểm hoặc mối đe dọa gây hại, cho dù nguy hiểm đó là về thể chất hay tâm lý.
Nỗi sợ hãi này tác động lớn đến tâm trí và cơ thể. Khi bạn nhận thức được nỗi sợ hãi, cơ quan nhỏ ở giữa não tên amygdala sẽ bắt đầu kích hoạt cảnh báo hệ thống thần kinh. Các hormone gây căng thẳng như cortisol và adrenaline giải phóng khiến bạn nhanh chóng có các phản ứng, trong đó có “Fight or Flight”. Tạm hiểu là bạn có thể sẽ có xu hướng phản ứng lại nỗi sợ hãi đó bằng cách tạo ra những cú đấm để chống cự lại hoặc là bỏ trốn.
Ví dụ:
Đứa trẻ 3 tuổi có xu hướng khóc òa lên đi tìm nếu bố mẹ chúng bất ngờ biến mất
Bạn có xu hướng chạy thật nhanh nếu gặp phải một chú chó hung tợn đang đuổi theo
Nhiều người có xu hướng muốn hủy buổi thuyết trình vào phút cuối vì quá lo lắng
Nhiều người cải thiện nỗi sợ độ cao bằng cách thử đi cầu kính
Nỗi sợ quả thực tác động tới tâm trí và khả năng quyết định hành động của mỗi người. Bằng chứng là rất nhiều người tìm tới Visible You và chia sẻ rằng, họ chưa bắt tay vào xuất hiện và tạo ảnh hưởng vì đang còn tồn tại nhiều nỗi sợ. Vì thế, trong nhiều năm qua, họ chạy trốn khỏi mạng xã hội, ngó lơ việc xây dựng thương hiệu và thừa nhận bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tuyệt vời:
Không thể mở rộng mô hình solo chỉ vì đối thủ có thể cung cấp cho đối tác sự ảnh hưởng chéo
Không tăng trưởng doanh thu vì khách hàng mới không có cách nào để biết và tìm tới. Network mà họ có thì đang ngày càng cạn kiệt
Bỏ lỡ cơ hội để trở thành người sáng tạo chuyên nghiệp
Nỗi sợ hãi có thể được xuất phát từ một hoặc sự kết hợp của một vài nguyên nhân. Nếu như thời nguyên thủy, nỗi sợ hãi thường xuất phát từ những mối đe dọa về sự sinh tồn, nguy hiểm từ môi trường, dịch bệnh, thú dữ, thì ngày nay nỗi sợ hãi có thể sẽ sinh ra từ những lý do rất khác. Trong đó, một vài trường hợp xuất phát từ trải nghiệm hoặc chấn thương trong quá khứ, một vài thì sợ hãi về một điều hoàn toàn khác như “việc không thể kiểm soát”. Một vài là do các triệu chứng của thể chất như sợ ngồi điều hòa xe oto vì nó khiến họ buồn nôn.
Quá trình coach 1:1 , chúng tôi phát hiện và phân loại các nỗi sợ của họ ra thành 4 loại:
Một số đối tượng hoặc tình huống cụ thể: Bạn sợ làm phiền lòng hoặc gặp phải sự phản đối từ ai đó, tính huống nào đó tiêu cực khiến bạn tổn thương trong quá khứ.
“Sau khi viết bài về chủ đề X, em đã trở thành chủ đề bị chê bai, mổ xẻ, hòai nghi bởi chính những người thân, bạn bè thân thiết. Điều đó khiến em bị tổn thương rất nhiều và sợ đối mặt với tình huống đó một lần nữa.”
“Họ nói em đã làm vị trí A rồi mà giờ viết lách thơ thẩn, dở hơi, em sợ và không muốn chia sẻ những giá trị, bài học mà mình có nữa”.
“Ba mẹ không muốn em nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực A nên em không muốn xuất hiện ở trên mạng xã hội, họ sẽ đọc được và trút giận lên em.”
Các sự kiện trong tương lai: Bạn chưa có một kế hoạch, chiến lược cho khả thi để đạt được mục tiêu và giải quyết những vấn đề, nguy cơ ở tương lai.
“Em sợ viết được vài hôm rồi lại bí ý tưởng, mất công”
“Em sợ sau này mình không còn đủ thời gian duy trì kênh, bỏ đi thì phí”
“Em sợ bài viết mình viết ra sẽ không ai đón đọc, nhận được ít lượt thích.”
“Em sợ một ngày bài viết của mình sẽ nhận phải sự phản bác.”
“Em sợ viết về chủ đề đó thì có quá nhiều người cạnh tranh”
Sự kiện tưởng tượng: Bạn chưa khám phá được sức mạnh nội tại, điểm mạnh, sở trường của bản thân, vì thế có xu hướng suy nghĩ quá nhiều và đa phần về điều tiêu cực
“Em sợ mình không đủ giỏi để chia sẻ, lúc đó người ta sẽ vừa đọc bài mình và vừa cười chê”
“Em sợ nhỡ ngày nào đó mình vô ý rồi bị độc giả tẩy chay”
“Em không muốn mình bị người ta chỉ trỏ là đứa lông bông, suốt ngày chỉ biết cầm điện thoại”
Nỗi sợ về điều chưa biết: Bạn chưa có kiến thức về lĩnh vực này, bạn không chắc chắn về những gì mình đang làm có đúng hay không và cũng chưa có ai nói với bạn về điều đó
“Em không biết Influencer Marketing là gì và xu hướng tương lai nó như thế nào? Liệu nó có thoái trào và ảnh hưởng tới thị trường”
“Em không biết kết quả sẽ như thế nào, liệu có hiệu quả với em không?”
“Em chưa từng chia sẻ công khai trên mạng xã hội, lại cũng như từng viết, không biết độc giả sẽ đón nhận ra sao?”
Và còn nhiều lý do nữa.
Đối mặt với những tình huống đã nên trên đều là hành động và cảm giác không dễ dàng. Nhưng nỗi sợ không tự nhiên mất đi, nếu bạn không bắt tay vào tìm ra nỗi sợ của mình là gì và giải quyết, xử lý chúng. Chúng vẫn sẽ ở đó và cản trở bạn dấn thân vào hành trình mới. Cho dù bạn đang tài giỏi thực sự, bạn đang khao khát, mong muốn thay đổi nhưng vẫn không vượt qua được nỗi sợ vô hình bên trong thì không có viên gạch nào được xây lên hết.
Đó là lí do tại sao chương trình Real You, Real Results (Khóa tạo ảnh hưởng level 1), Visible You thiết kế rất đặc biệt theo hành trình tâm lý và giúp các bạn giải quyết những nỗi sợ này trong từng phần live training, coaching 1:1 và mentoring. Visible You tâm huyết rằng ngoài lý thuyết, các bạn cũng cần tự tin hơn mỗi khi xuất hiện để tạo hiệu ứng tự nhiên nhưng hiệu quả.
Sau đây là một vài mẹo quản lý căng thẳng và nỗi sợ mà Visible You đã gợi ý cho các bạn học viên, các bạn có thể tham khảo:
Định vị bản thân: Khi bạn hiểu bản thân mình có giá trị, điểm mạnh của mình, bạn sẽ biết cách để phát huy chúng và kiểm soát, cải thiện những sở đoản, thách thức mà bản thân mình đang gặp phải. Hiểu được rõ vấn đề, bạn sẽ không rơi vào tình trạng overthinking (nghĩ quá nhiều), tự mình khiến mình sợ.
Tìm kiếm sự hỗ trợ: Tìm kiếm sự hỗ trợ hoàn toàn không phải hành động phủ định khả năng như nhiều người vẫn nghĩ. Chúng ta mỗi người đều có khả năng khác nhau, và cũng chỉ có 24h để giải quyết những vấn đề cần ưu tiên, cấp bách. Việc tìm tới sự hỗ trợ từ những người chuyên môn trong lĩnh vực đó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất làm việc.
Ví dụ, bạn đang coach cho khách hàng với mức thù lao 120$/ tiếng, thì bạn nên cân nhắc việc dành ra 3 tiếng để nghĩ nội dung cho bài viết Facebook hay tham gia cộng đồng “Tạo ảnh hưởng, không lo bí ý tưởng”. Chỉ với chỉ 11$/tháng, bạn sẽ được nhận ý tưởng và content template chi tiết hàng ngày. Hoặc nếu bạn đang gặp khó khăn, bạn hoàn toàn có thể tìm tới các chuyên gia tâm lý, để họ hỗ trợ bạn thay vì trì hoàn và chịu đựng cảm giác sợ hãi.
Thực hành tỉnh thức: Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa sự phản ứng của cơ thể trong việc sản sinh ra một số loại cảm xúc, nhưng sự tỉnh thức có thể giúp bạn quản lý chúng và thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ hữu ích hơn.
Sử dụng các công cụ quản lý căng thẳng: tập thiền, hít thở sâu, thư giãn cơ dần dần và hình dung. Bạn cũng có thể tạm rời xa điện thoại, thiết bị công nghệ và tìm về với thiên nhiên, cây cỏ để chữa lành.
Luyện tập khống chế nỗi sợ làm gì đó bằng cách thực hành chúng: Nỗi sợ xuất hiện khi bạn chưa từng thử hoặc thấy mình chưa tự tin với kỹ năng, trải nghiệm đó. Thay vì ngồi lo lắng, bạn có thể bắt đầu luyện tập viết từ ngay hôm nay với gợi ý content cho 30 ngày viết ảnh hưởng của Visible You. Hiện đã có rất nhiều bạn thực hành theo gợi ý này và phản hồi có hiệu quả.
Tất nhiên, việc đối mặt với nó không hề dễ dàng. Bạn cần chủ động luyện tập và dành nhiều thời gian. Nhưng nếu bạn kiên trì và chuyên tâm, những nỗi sợ gì thì cũng dần biến mất. Chia sẻ với các độc giả, một vài feedback của các bạn học viên khi theo học và thực hành cùng Visible You.
Chương trình đang mở đăng ký và dự kiến bắt đầu vào tháng 2/2023, hãy cho chúng tôi biết nếu bạn quan tâm tới chương trình.
Chẳng nhẽ cứ để nỗi sợ ngáng đường?
Chị giờ vẫn sợ nhg khi bắt tay thực hành thì đỡ sợ hơn, như việc muốn ngta biết mình là ai thì phải lộ diện, ko sớm thì muộn nên chỉ có cách làm, vừa đi vừa sợ nhg ko thể quay đầu vì nó đi ngược vs phương châm sống “ko từ bỏ” của mình, rồi cg sẽ đến lúc quên mất là mình đg sợ mà chỉ còn khao khát muốn đi tiếp, giống lúc chị bắt đầu viết vậy, giờ thì chỉ muốn có thật nhiều tgian để viết
Fear và Greed là hai thứ chính yếu kéo con người ta xuống đó em. Nguồn thì sưu tầm chứ chưa để lộ danh tính được.