Một nền tảng, một mục tiêu: Đơn giản hóa để bứt phá trong thương hiệu cá nhân!
Phân tích cách thức mà học viên của Visible You áp dụng để có khách hàng sau 3 tuần viết!
Trong phiên tư vấn với mục tiêu khảo sát khó khăn, nhu cầu của độc giả tuần vừa rồi, chị khách hàng chia sẻ với mình một câu ngắn gọn thế này: “Chị thấy mệt vì phải làm nội dung”.
Khi hỏi thêm về lí do, mình mới phát triển lí do là chị đang phải duy trì cùng lúc với quá nhiều kênh nội dung, bao gồm: Linkedin, bản tin, facebook và podcast. Trong khi đó, chị là người mới bước ra chia sẻ nội dung được 3 tháng trở lại đây.
Nếu bạn cũng đang cảm thấy kiệt sức vì cố gắng duy trì sự hiện diện trên mọi nền tảng mạng xã hội.
Bạn có đang tự hỏi liệu mình có đang bỏ lỡ cơ hội khi không có mặt trên TikTok, Instagram, hay bất kỳ nền tảng mới nào vừa xuất hiện.
…
Thì mình mong bạn hãy bình tĩnh, dừng lại và hít một hơi thật sâu.
Vì mình có tin tốt cho bạn đây: Bạn không cần phải ở khắp mọi nơi để thành công trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân.
Là một người đã làm việc, đồng hành với các học viên khách hàng trong suốt 2 năm qua, mình đã chứng kiến nhiều người như bạn - các coach, chuyên gia xây dựng sản phẩm, chuyên gia kinh doanh, và các trainers - vật lộn với áp lực phải có mặt trên mọi nền tảng. Nhưng sự thật là, tập trung vào một kênh có thể mang lại kết quả tuyệt vời hơn nhiều so với việc cố gắng làm mọi thứ cùng một lúc.
Nhiều không phải lúc nào cũng là tốt!
Trong thời đại số hóa này, dễ hiểu khi bạn cảm thấy cần phải có mặt trên mọi nền tảng. Bạn nghe nói rằng Facebook vẫn là vua, LinkedIn là mỏ vàng cho các chuyên gia, Instagram là nơi hoàn hảo để xây dựng thương hiệu nhóm mạnh về hình ảnh - visual, và TikTok đang bùng nổ với các phiên chốt đơn hàng trăm tỷ. Bạn lo sợ rằng nếu không có mặt ở đó, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có một mình trong việc tạo nội dung, việc duy trì sự hiện diện trên nhiều nền tảng cùng lúc có thể dẫn đến:
- Kiệt sức và burn-out
- Nội dung chất lượng thấp do không đủ thời gian đầu tư
- Thông điệp không nhất quán giữa các nền tảng
- Khó xây dựng kết nối sâu sắc với khán giả
Thay vì cố gắng làm mọi thứ, việc mà mình khuyên bạn nên làm lúc này là tập trung vào một kênh. Hãy thử phân tích cùng mình nhé.
Mang vác ít hơn để đi xa hơn!
Hãy tưởng tượng thay vì phải chia nhỏ 2 giờ mỗi ngày cho 4 nền tảng khác nhau, các bạn có thể dành trọn 2 giờ đó cho một nền tảng. Khi các bạn tập trung vào một nền tảng, các bạn không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tối ưu hóa được nguồn lực của mình. Điều này cho phép các bạn:
- Đi sâu vào nghiên cứu xu hướng và thuật toán của nền tảng đó
- Phát triển ý tưởng nội dung chuyên sâu hơn
- Tạo ra nội dung có chất lượng cao hơn, được đầu tư kỹ lưỡng hơn
- Có thời gian để chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung trước khi đăng
Ví dụ, thay vì tạo 4 video ngắn cho 4 nền tảng khác nhau, các bạn có thể tạo một video dài, chất lượng cao, có kịch bản được nghiên cứu kỹ lưỡng cho YouTube. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tạo ra giá trị lớn hơn cho khán giả của các bạn.
Tiếp đến, tin mình đi, khi tập trung vào một nền tảng, các bạn có cơ hội trở thành "bậc thầy" trong việc sử dụng nền tảng đó. Điều này có nghĩa là:
- Các bạn hiểu rõ các tính năng mới nhất và cách tận dụng chúng
- Các bạn nắm bắt được những thay đổi trong thuật toán và có thể điều chỉnh chiến lược nhanh chóng
- Các bạn phát triển "con mắt" tinh tường về loại nội dung nào hoạt động tốt nhất trên nền tảng đó
Đơn giản là, nếu các bạn tập trung vào LinkedIn, các bạn sẽ hiểu rõ khi nào nên đăng bài, loại bài viết nào thu hút tương tác nhiều nhất, và cách tận dụng các tính năng như LinkedIn Live hay Newsletters. Theo thời gian, các bạn sẽ được cộng đồng công nhận là chuyên gia không chỉ trong lĩnh vực của mình mà còn trong việc sử dụng LinkedIn hiệu quả.
Đặc biệt, một điều vô cùng quan trọng là khi tập trung vào một nền tảng, các bạn có thể đầu tư thời gian và công sức để tạo ra nội dung thực sự xuất sắc. Điều này bao gồm:
- Nghiên cứu sâu hơn về chủ đề của các bạn
- Phát triển góc nhìn độc đáo và sâu sắc
- Tạo ra nội dung có cấu trúc tốt, dễ hiểu và hấp dẫn
- Đầu tư vào việc cải thiện kỹ năng trình bày (dù là viết, nói hay quay video)
Thay vì viết 5 bài ngắn cho 5 nền tảng khác nhau, các bạn có thể tạo ra một bài viết dài, chuyên sâu trên bản tin hoặc blog cá nhân. Bài viết này có thể bao gồm nghiên cứu, dữ liệu, ví dụ thực tế và insight sâu sắc - những điều mà các bạn không thể làm được nếu phải chia sẻ thời gian cho nhiều nền tảng.
Cuối cùng, khi bạn dành toàn bộ công sức vào nội nơi, với một nhóm độc giả, chúng cho phép các bạn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với cộng đồng người theo dõi của mình. Điều này có nghĩa là:
- Các bạn có thời gian để trả lời từng bình luận một cách tỉ mỉ, chỉn chu nhất
- Các bạn có thể tham gia vào các cuộc thảo luận sâu với followers
- Các bạn có thể nhận ra và ghi nhớ các followers thường xuyên tương tác
- Các bạn có thể tổ chức các sự kiện trực tiếp hoặc Q&A sessions thường xuyên
Ví dụ, nếu các bạn tập trung vào Instagram, các bạn có thể dành thời gian để tạo Stories hàng ngày, trả lời DMs - tin nhắn, và tổ chức các buổi Instagram Live thường xuyên. Điều này sẽ tạo ra cảm giác gần gũi và kết nối thực sự với cộng đồng của các bạn, điều mà rất khó thực hiện nếu các bạn phải chia sẻ sự chú ý của mình cho nhiều nền tảng khác nhau.
Nhưng làm thế nào để biết nơi đâu là điểm dừng chân phù hợp trong khi các nền tảng đều có thể mạnh hoặc ưu thế riêng của chúng? Đừng lo lắng quá bởi mình sẽ hướng dẫn bạn.
Cách để bạn tìm đúng chân ái của mình.
Bước 1: Hãy xem xét:
1. Đối tượng mục tiêu của bạn: Họ là ai và họ dành thời gian ở đâu?
2. Thế mạnh và sở thích cá nhân của bạn: Bạn thích tạo nội dung kiểu gì? Video, viết, hay hình ảnh?
3. Mục tiêu kinh doanh: Nền tảng nào phù hợp nhất với loại dịch vụ hoặc sản phẩm bạn cung cấp?
Bước 2: Hãy đọc và so sánh các nền tảng khác nhau sau đây:
- Website: Lý tưởng khi bạn muốn có không gian riêng để chia sẻ nội dung dài, xây dựng danh sách email, và tạo hub cho tất cả các hoạt động online của bạn.
- Facebook: Phù hợp nếu đối tượng của bạn là B2C và bạn muốn xây dựng cộng đồng tương tác.
- LinkedIn: Nó đúng là nơi tuyệt vời cho mô hình kinh doanh B2B, networking chuyên nghiệp, và chia sẻ chuyên môn trong lĩnh vực của bạn. Nhóm đối tượng thường từ trên 30 và là nhóm doanh nhân, leader, CEO và nhân sự.
- Instagram: Lý tưởng nếu nội dung của bạn có tính visual - hình ảnh cao và bạn nhắm đến đối tượng trẻ hơn tầm 16-30.
- TikTok: Phù hợp nếu bạn muốn tiếp cận Gen Z và thích tạo nội dung video ngắn, sáng tạo, hài hước và bán sản phẩm vật lí.
Bước 3: Hãy rà soát lại các thông tin và xem:
Đâu vừa là nơi độc giả của bạn thường xuất hiện, đầu là nơi bạn thích chia sẻ và đâu là nơi có chứa nhóm độc giả của bạn.
Bước 4: Hãy chọn 01 kênh nội dung đó và kiên trì, nhất quán trong việc chia sẻ nội dung trong 3-4 tháng.
Nếu bạn không tin, mình sẽ chia sẻ câu chuyện của chị H - một chuyên gia, trainer về thương hiệu người tuyển dụng, học viên của mình trong lớp Branding from Inside Out. Chị H nhắm tới nhóm các bạn trẻ đang là HR, muốn tìm kiếm hướng đi trong việc xây dựng thương hiệu người tuyển dụng, từ đó hỗ trợ việc tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cũng như phát triển, thăng tiến trong công việc.
Trước khi vào phiên coach với mình, chị phân vân việc có nên xuất hiện ở Facebook không, bởi người Việt Nam sử dụng Facebook quá nhiều. Sau khi bước ra khỏi phiên coach, chị quyết định lựa chọn kênh LinkedIn để tiếp tục.
Chiến lược của chị ấy rất đơn giản nhưng hiệu quả:
1. Đăng bài viết chất lượng cao 3 lần/tuần, chia sẻ insight về phát triển sự nghiệp tuyển dụng như: thương hiệu và thương hiệu người tuyển dụng có gì khác biệt cùng các hướng dẫn chuyên môn…
2. Tương tác tích cực với network của mình, bình luận và chia sẻ nội dung của người khác.
3. Tổ chức buổi workshop về chủ đề liên quan đến chuyển đổi sự nghiệp và cũng thông báo về sự kiện này ở Linkedin.
Sau 6 tuần, kết quả đạt được vượt xa mong đợi:
- Xây dựng được thói quen viết chia sẻ thường xuyên dù trong chuyến đi du lịch
- Follower có dấu hiệu tăng
- Duy trì lượt tỉ lệ tương tác
- Thu hút được 03 học viên mới, tất cả đều đến từ LinkedIn chỉ sau 03 tuần.
- Tự tin hơn với định hướng, hướng đi mà mình lựa chọn.
Có thể nói, chị H đã xây dựng được uy tín và thu hút được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Bài học rút ra với case study thành công này không có gì khác, chỉ là tập trung vào một nền tảng và tạo ra nội dung chất lượng cao một cách nhất quán.
Đây cũng chính là chiến lược mà chúng mình áp dụng cho các học viên khác ở lớp này và họ đều có những kết quả của riêng mình. Bạn cũng có thể lắng nghe các chia sẻ của học viên khác tại đây.
Vậy khi nào thì tôi nên cân nhắc phát triển đa kênh?
Tất nhiên, việc tập trung vào một kênh là chiến lược hiệu quả, nhưng không phải tôi sẽ làm 01 kênh mãi. Ai cũng có sẽ có những bước tiến và chiến lược sẽ cần linh động thay đổi để có hiệu quả khác nhau. Có những trường hợp bạn nên cân nhắc mở rộng:
1. Khi bạn đã làm chủ hoàn toàn kênh hiện tại và có quy trình hiệu quả. Thường rơi vào khoảng sau 6 tháng liên tục tạo nội dung.
2. Khi bạn có nguồn lực (thời gian, nhân lực) để duy trì chất lượng trên nhiều kênh.
3. Khi bạn muốn tiếp cận một phân khúc khách hàng mới không có mặt trên kênh hiện tại.
Nhưng nếu quyết định mở rộng, hãy làm từ từ và đảm bảo mỗi kênh đều có mục tiêu và chiến lược riêng.
Trong thế giới mạng xã hội phát triển như vũ bão, ta tiếp cận ngày càng nhiều thông tin hơn, nhưng chúng ngày càng khiến ta mệt mỏi và áp lực hơn, thì cũng là lúc chúng ta cần đơn giản hóa để bứt phá hơn.
Bởi xây dựng thương hiệu cá nhân không phải là về việc có mặt ở mọi nơi, mà là về việc có mặt ở đúng nơi với thông điệp đúng đắn!
Nếu đã sẵn sàng để tập trung và phát triển thương hiệu cá nhân của mình, hãy bắt đầu bằng việc chọn một kênh và đặt ra một mục tiêu cụ thể. Nhưng nếu bạn còn đang còn nhiều câu hỏi, sự đắn đo và cần hỗ trợ trong hành trình này, bạn có thể đăng ký ngay phiên tư vấn 1:1 miễn phí (45 phút) với mình để được tư vấn cụ thể hơn về trường hợp của mình nhé.
Hẹn gặp lại các bạn ở bản tin tuần sau!