

Discover more from Visible You
Bạn có đang hạnh phúc bởi số follower mình sở hữu?
Mình rất dị ứng với những bài viết giật tít dạng: “Tôi đã đạt xx follower trong xx tháng như thế nào.”
- Mục tiêu của bạn khi chia sẻ nội dung, xây dựng thương hiệu là gì?: Đây là câu hỏi mình thường hỏi các bạn học viên trong cuộc tư vấn trước khi quyết định vào lớp học của Visible You.
Thường thì mình gặp hai loại câu trả lời.
Mình muốn phát triển thương hiệu tới xxx follower để đặt link tiếp thị liên kết (affiliate) bán sản phẩm.
Mình muốn phát thương hiệu để một cũng là để hiểu, phát triển năng lực bản thân đồng thời cũng làm nền tảng để mở rộng kinh doanh, kiếm tiền từ công việc sáng tạo nội dung.
Thường thì mình sẽ nhận lời đồng hành cùng trường hợp thứ hai và rất tiếc chia sẻ thẳng thắn rằng khó thể đi cùng với các bạn có mong muốn và mục tiêu về con số follower, trừ phi bạn có góc nhìn cởi mở hơn sau khi nghe mình giải thích. Bởi đó không phải giá trị mà Visible You hướng tới.
Bạn có đang hạnh phúc bởi số follower?
Để mình kể bạn nghe một câu chuyện.
Thời gian mình làm việc với vai trò là blogger về việc làm tại Đài Loan, mình quen Y trong dự án nhỏ về quảng bá du lịch đất nước này. Mình tạm gọi như vậy vì không tiện nhắc tên. Tuy mới nhưng bạn là Youtuber khá nổi bật trong cộng đồng sáng tạo nội dung. Y kể bạn bắt đầu mọi thứ với niềm đam mê cháy bỏng và sự ham muốn chia sẻ kiến thức về văn hoá, du lịch bản địa với mọi người.
Sau khi sở hữu vài nghìn follower, Y bắt đầu nhận được một vài hợp đồng trải nghiệm, quảng bá. Và đó cũng chính là cơ duyên để chúng mình gặp gỡ nhau.
Thời gian trôi qua, mình cũng không còn thấy Y xuất hiện trên mạng xã hội. Mình nhắn hỏi thăm, Y kể qua khoảng thời gian đầu mới mẻ, số follower tăng trưởng quá chậm, Y bắt đầu cảm thấy thất vọng.
Bạn bắt đầu so sánh bản thân mình với những người khác có hàng triệu follower và bắt đầu mất đi niềm vui trong việc tạo ra nội dung. Bạn bắt đầu làm những video theo xu hướng mới để cố gắng tăng lượng follower, thậm chí là những chủ đề không liên quan đến lĩnh vực văn hoá, du lịch mà bạn yêu thích.
Những thay đổi liên tục này không chỉ khiến bạn mất mục tiêu và động lực, mà còn làm cho khán giả không hình dung rõ hình ảnh thương hiệu của Y nữa. Con số follower và sự tương tác với khán giả giảm dần, thậm chí không ít người bỏ follow. Cuối cùng sự nghiệp sáng tạo của Y đóng cửa.
Đây không phải trường hợp duy nhất mà mình được chứng kiến. Mình muốn kể nó vì đó là một minh chứng cho sai lầm mà nhiều content creator mới hoặc các bạn go-to-content creator đang gặp phải. Đó là chỉ tập trung vào con số follower mà bỏ qua các mục tiêu quan trọng hơn như chiến lược tạo dựng lòng tin của độc giả và tư duy kinh doanh.
Để nói về lý do tại sao các bạn bị ám ảnh bởi số follower thì không khó. Mở máy tính, mạng xã hội, các bạn bạn sẽ gặp quá nhiều bài viết về những content creator thành công với hàng triệu follower. Đó là niềm mơ ước và cũng là áp lực lớn đối với những người mới bắt đầu hoặc đang trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Đặc biệt là những câu chuyện về việc ai đó trở nên nổi tiếng qua mạng xã hội trong thời gian ngắn. Nó làm cho các content creator cảm thấy kém cỏi nếu họ không đạt được thành công tương tự. Mình xin lỗi nếu làm ai đó phật lòng, nhưng mình rất dị ứng với những bài viết giật tít dạng: “tôi đã đạt xx follower chỉ trong xx tháng như thế nào.”
Hoặc tuyến bài viết chia sẻ về việc tạo ra nội dung "được view nhiều nhất" và cách "tăng follower một cách nhanh chóng", chúng tạo ra một tâm lý cạnh tranh khốc liệt. Những nội dung này thường tập trung và những tips, chiến thuật, thuật toán nền tảng mang tính thời điểm, khó có giá trị chiến lược lâu dài.
Theo góc nhìn cá nhân mình, chính chúng đã thúc đẩy các nhà sáng tạo nội dung cho ra những mẩu tin "ăn xổi", thậm chí không còn liên quan đến đam mê ban đầu của họ. Từ đó, các bạn có thể mất đi khả năng tự thẩm định về giá trị nội dung, sự sáng tạo và tính cá nhân hoá.
Trong cuộc hành trình xây dựng một thương hiệu cá nhân, sự hiện diện mạnh mẽ trên mạng xã hội và đạt con số follower lớn có thể trở thành điểm động viên quan trọng. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ để con số này định hình giá trị nhân hiệu của bạn, sự chuyên nghiệp hay tầm nhìn sâu xa, tính chuyên môn trong lĩnh vực bạn đang hoạt động.
Như những thông điệp mà mình và cộng sự đã gửi gắm tới rất nhiều học viên của Visible You: “Không phải người theo dõi nhiều nhất mới có ảnh hưởng lớn nhất”. Chất lượng nội dung và giá trị của bạn mang tới với cộng đồng và khách hàng tiềm năng mới thực sự quan trọng. Và làm thế nào để chúng ta có thể sống tốt được nhờ những gì chúng ta chia sẻ.
Bạn có đang sống tốt nhờ số follower?
Nếu bạn là người quan tâm tới lĩnh vực Influencer Marketing nói chung và câu chuyện về Influencer nói riêng, có lẽ bạn biết tới trường hợp của Arianna Renee (Arii).
Cô là một Influencer nổi tiếng trên Instagram vào năm 2019. Cô ấy thể hiện lối sống giàu có ở Miami khiến tài khoản của cô ấy tăng lên 2,9 triệu người theo dõi. Nếu xếp hạng dựa trên chỉ tiêu số follower, cô ấy là Influencer hạng A.
Khi thu hút được tất cả sự chú ý đó, cô ấy quyết định thành lập một thương hiệu quần áo của riêng mình, tên ERA. Công ty sản xuất đưa ra yêu cầu cho cô phải bán trước (pre-oder) được ít nhất 36 chiếc áo phông để kí hợp đồng và đi vào sản xuất số lượng lớn. Nhiều bài báo viết rằng, cô đã nghĩ điều này “quá dễ dàng” và “đó là một con số nhỏ so với lượng follower mà cô ấy sở hữu.”
Tuy nhiên, điều bất ngờ là trong 13 ngày, cô ấy không thể bán tối thiểu 36 bộ quần áo để tiếp tục, mặc dù đã cố gắng bằng nhiều cách. Và sau đó dự án không thể được tiếp tục.
Có lẽ giống không ít người, Arii cho rằng số lượng người xem nội dung, độc giả của cô ấy sẽ là khách hàng tiềm năng cho bất cứ sản phẩm mà cô mang tới. Nhưng sự thật thì tàn khốc hơn thế.
Sáng tạo nội dung là sáng tạo nội dung. Còn nếu coi đó là công việc tạo ra nguồn thu nhập, nó không chỉ đơn thuần như vậy. Bạn cần gắn nó với “business mindset - tư duy kinh doanh”, những kiến thức, góc nhìn và nhiều kỹ năng khác xoay quanh hoạt động này nữa. Xin hãy nhớ rằng những người theo dõi bạn không nhất thiết phải là khách hàng của bạn.
Trường hợp của Arii đã thời điểm đó gây ra một làn sóng lớn về câu hỏi cho giới sáng tạo nội dung, người ảnh hưởng. Tất cả như một chùm bong bóng chuẩn bị vỡ. Các nhà tiếp thị bắt đầu chú ý hơn tới tỷ lệ mua hàng, chốt đơn sau khi các Influencer giới thiệu. Làn sóng bán tiếp thị liên kết bắt đầu được ưa chuộng hơn.
Trong thời đại số hóa và cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc xây dựng lòng tin và tạo dựng mối quan hệ tương tác tích cực với độc giả là một trong những yếu tố then chốt để trở thành một người sáng tạo nội dung thành công.
Khái niệm "business mindset - tư duy kinh doanh” trong làm thương hiệu cá nhân không chỉ dừng lại ở việc xem xét con số follower. Nó bao gồm việc hiểu rõ mục tiêu của bạn, định hướng rõ ràng về cách bạn muốn ảnh hưởng và cống hiến cho cộng đồng của mình.
Một tư duy kinh doanh sắc bén sẽ đảm bảo rằng bạn không chỉ đặt mục tiêu tăng số lượng người theo dõi, mà còn đẩy mạnh tương tác chất lượng và xây dựng mối quan hệ thực sự với khách hàng.
Hãy nhớ rằng mọi thương hiệu cá nhân đều có một câu chuyện và một giá trị cốt lõi riêng. Điều này cần phải được thể hiện qua nội dung chất lượng, sự đam mê và tận tụy trong công việc. Con số cho dù là follower hay lượt thích, thả tim có thể tăng lên và giảm đi, nhưng tầm ảnh hưởng và giá trị thực sự mà bạn mang lại cho cộng đồng sẽ mãi mãi tồn tại.
Vì vậy, trong hành trình tạo nội dung, hãy nhớ rằng con số follower chỉ là một chỉ số thống kê nhỏ bé so với giá trị và tầm ảnh hưởng mà bạn có thể mang lại. Hãy luôn học hỏi, mở rộng tư duy kinh doanh, hiểu rõ mục tiêu của mình, đặt sự chất lượng và giá trị lên hàng đầu. Đó mới thực sự là cách để bạn xây dựng một thương hiệu cá nhân có sức mạnh và ảnh hưởng bền vững.
Cách thức dựng sự uy tín, thuyết phục độc giả trở thành khách hàng tiềm năng
Sau đây là một gợi ý nhỏ giúp bạn mài sắc sự quan sát và tạo nội dung sắc bén, sở hữu sự tín nhiệm từ độc giả:
1. Tìm hiểu độc giả: Sự hiểu biết về đối tượng độc giả là vô cùng quan trọng. Việc tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu, sở thích, vấn đề quan tâm của họ sẽ giúp bạn tạo ra nội dung có giá trị thực sự và gần gũi.
2. Tạo nội dung chất lượng: Nội dung phải thỏa mãn nhu cầu của độc giả bằng cách cung cấp thông tin hữu ích, thú vị và giải quyết vấn đề cho họ. Đảm bảo nội dung được chia sẻ một cách rõ ràng, logic và có cấu trúc dễ theo dõi.
3. Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân: Chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm cá nhân của bạn có thể tạo sự kết nối mạnh mẽ với độc giả. Điều này giúp họ cảm thấy rằng bạn thực sự hiểu và đồng cảm với họ.
4. Thể hiện sự chân thành: Chân thành là yếu tố then chốt để xây dựng lòng tin. Tránh sử dụng ngôn ngữ quá hoa mỹ hoặc lời lẽ mù mờ. Hãy nói thẳng và chân thành về ý kiến của bạn.
5. Tương tác và phản hồi: Luôn tương tác với độc giả bằng cách trả lời bình luận, tin nhắn và phản hồi của họ. Điều này thể hiện sự tôn trọng và tạo dựng môi trường giao tiếp hai chiều.
6. Đa dạng hóa nội dung: Không ngừng thay đổi hình thức truyền tải nội dung để hứng thú độc giả. Sử dụng hình ảnh, video, infographics, và các hình thức sáng tạo khác để làm mới và thu hút.
7. Đánh giá và tối ưu hóa: Định kỳ đánh giá hiệu suất của nội dung để hiểu rõ những gì hoạt động và không hoạt động. Dựa vào phản hồi và số liệu, tối ưu hóa chiến lược nội dung của bạn.
8. Ưu tiên chất lượng hơn số lượng: Thay vì tập trung vào việc sản xuất nhiều nội dung, hãy đảm bảo rằng mỗi tác phẩm đều có chất lượng cao và mang lại giá trị thực sự cho độc giả.
9. Chia sẻ kiến thức chuyên môn: Hãy trở thành một nguời có tư duy và kiến thức đáng tin cậy. Chia sẻ thông tin chuyên môn, khám phá sâu hơn về lĩnh vực bạn tạo nội dung để độc giả cảm nhận được sự hiểu biết và chuyên sâu của bạn.
10. Tạo liên kết đến giải pháp: Hãy tạo liên kết giữa nội dung của bạn và các giải pháp thực tế cho vấn đề mà độc giả đang gặp phải. Điều này giúp họ thấy rằng bạn không chỉ cung cấp thông tin mà còn giúp họ giải quyết vấn đề.
11. Sử dụng câu chuyện để tạo kết nối: Câu chuyện có khả năng tạo kết nối tốt với độc giả hơn là việc trình bày thông tin khô khan. Sử dụng câu chuyện để minh họa ý tưởng và giúp độc giả hình dung rõ hơn về nội dung của bạn.
12. Phản hồi một cách xây dựng: Khi độc giả đóng góp ý kiến hoặc phản hồi, hãy luôn đón nhận một cách tích cực. Dù đó là ý kiến tán thành hay phản đối, đối xử với độc giả một cách tôn trọng.
13. Sử dụng Social Proof: Khi bạn có những phản hồi tích cực, đánh giá tốt từ độc giả hoặc người tiêu dùng, hãy chia sẻ chúng một cách trung thực. Điều này sẽ giúp thúc đẩy lòng tin và hứng thú từ những đối tượng khác.
14. Tạo sự kỳ vọng và đáp ứng đúng hẹn: Luôn đáp ứng đúng hẹn và đáp ứng những kỳ vọng mà bạn đã tạo ra. Điều này giúp tạo dựng lòng tin về tính đáng tin cậy của bạn.
15. Tạo cơ hội tương tác trực tiếp: Tổ chức các buổi tương tác trực tiếp qua livestream, hỏi đáp trực tiếp trên mạng xã hội hoặc các cuộc họp mặt online giúp bạn tiếp xúc và kết nối chặt chẽ hơn với độc giả.
16. Luôn cải tiến và học hỏi: Thế giới digital luôn thay đổi, và bạn cũng cần phải thay đổi để thích nghi. Hãy duy trì tinh thần học hỏi, cập nhật kiến thức và cải tiến chiến lược của mình để duy trì sự hấp dẫn và tương tác tích cực với độc giả.
17. Kiên nhẫn và kiên trì: Xây dựng lòng tin không thể thực hiện trong một ngày. Hãy kiên trì và kiên nhẫn để dần dần thấy sự thay đổi trong tương tác và phản hồi từ độc giả.
Cách thức phát triển kinh doanh, tạo thu nhập từ nội dung
Tất nhiên, xây dựng lòng tin và tạo dựng mối quan hệ với độc giả không chỉ mang lại giá trị từ góc nhìn sáng tạo, mà còn có thể tạo ra những cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho những người sáng tạo nội dung. Và cuối cùng, gửi tặng bạn một vài cách tiếp cận, mở rộng và phát triển kinh cho sự nghiệp sáng tạo nội dung:
Hình thành một cộng đồng đam mê: Khi bạn tạo dựng một cộng đồng đam mê và tương tác tích cực với độc giả, bạn có thể tận dụng cơ hội kinh doanh từ việc cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm phụ trợ cho cộng đồng. Điều này có thể bao gồm việc tổ chức các khóa học, sự kiện trực tuyến, hoặc bán các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực bạn tạo nội dung. Nếu bạn chưa biết nơi nào để học tập về cách thức tạo dựng duy trì cộng đồng, xin mời ghé thăm cộng đồng, bản tin
Tìm kiếm cơ hội hợp tác với thương hiệu: Khi bạn xây dựng một tương tác tích cực với độc giả, bạn có thể trở thành một nguồn tài nguyên quý giá cho các thương hiệu. Hợp tác với các thương hiệu để tạo ra nội dung quảng cáo, đánh giá sản phẩm hoặc thậm chí tham gia vào các chiến dịch quảng cáo có thể mang lại thu nhập ổn định.
Bán dịch vụ, sản phẩm: Nếu bạn tạo nội dung dựa trên chuyên môn, kiến thức của chính mình, cho dù bất kỳ lĩnh vực như thực phẩm, thời trang, làm đẹp, thể thao. Đó có thể là dịch vụ tư vấn, hướng dẫn, đào tạo hoặc các sản phẩm vật lý. Bạn có thể tận dụng độc giả của mình để giới thiệu và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của chính mình. Điều này tạo cơ hội tăng doanh thu từ việc tận dụng mối quan hệ đầu tiên mà bạn đã xây dựng. Bạn có thể tham khảo chương trình Visible Creator của Visible You để được hướng dẫn chi tiết.
Nếu bạn còn đang lo lắng và chưa hình dung cụ thể về hành trình sáng tạo nội dung này, bạn cũ có thể đặt lịch tư vấn tại:
Bạn có đang hạnh phúc bởi số follower mình sở hữu?
Đã rõ. Tks e!